Hầm chui Thanh Xuân, dài 980m, được khởi công từ tháng 6/2014 tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hầm có tổng mức đầu tư 551 tỷ đồng, sử dụng vốn ODA Nhật Bản. Mỗi hầm có 2 làn xe cơ giới vận tốc thiết kế 60km/h.
Vào những ngày cao điểm, công trường thi công hầm chui Thanh Xuân có khoảng 300 công nhân thi công 3 ca liên tục.
Mỗi bên hầm có bốn làn xe chạy, mỗi làn 3,5m, đây là tầng dưới cùng trong thiết kế nút giao 4 tầng đầu tiên của Hà Nội.
Đến nay, hai ống hầm chính chui qua đường vành đai 3 trên cao đã được hoàn thiện với chiều dài khoảng 100m.
Cây xanh đang được trồng ở dải phân cách giữa hai đường dẫn vào hầm.
Các biển báo chỉ dẫn đã sẵn sàng được lắp đặt.
Hầm chui Thanh Xuân cấm xe đạp và người đi bộ.
Trưởng phòng Quản lý dự án 1 cho hay, trong quá trình thi công hầm chui Thanh Xuân, đơn vị gặp khá nhiều khó khăn khi phải thi công ngay bên dưới dự án đường sắt trên cao. Giữa hai dự án có sự chồng lấn nhau, vướng về mặt bằng. Thêm nữa, tại khu vực bên dưới hầm có đường ống dẫn nước, dây cáp ngầm, dây thông tin nên phải di chuyển mất nhiều thời gian.
Hầm chui.
Công nhân đang thi công hoàn tất hệ thống rãnh thoát nước, sau đó được sơn phản quang dưới lòng hầm chui Thanh Xuân.
Toàn cảnh đường hầm.
Cách đó hơn 1 km, tại nút giao Trung Hoà, quận Cầu Giấy, một hầm chui khác cũng đang được xây dựng. Hầm này được khởi công vào đầu năm nay, với chiều dài gần 700m, theo hướng Đại lộ Thăng Long - Trần Duy Hưng và ngược lại với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.
Hầm chui này được thiết kế 3 làn xe cơ giới rộng 3,5 m/làn. Phần hầm qua gầm cầu cạn sẽ được nối tiếp với đoạn hầm hở của dự án đường Đại lộ Thăng Long.
Ông Trần Văn Sơn, Phó giám đốc Ban điều hành dự án hầm chui Trung Hòa cho biết, thi công ở khu vực này tương đối khó khăn do vừa đảm bảo tiến độ, vừa duy trì giao thông.
Theo quy hoạch, hệ thống metro Nam Hồ Tây - Láng - Hòa Lạc sẽ được xây dựng bên dưới hầm chui nên việc thiết kế, thi công cũng phải đảm bảo tính lâu dài và đồng bộ. Theo đó, phần đáy hầm chui được đổ bê tông, cốt thép dày 1m, sau đó đổ tiếp một lớp bê tông dày 60cm để bằng mặt đường của hầm cũ (Đại Lộ Thăng Long).