Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

5 bước đánh giá rủi ro tại nơi làm việc: Hướng dẫn dành cho người sử dụng lao động, người lao động và đại diện của họ.

Hướng dẫn này nhằm giúp người sử dụng lao động, người lao động và người đại diện của họ đánh giá những rủi ro về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.

Làm thế nào để đánh giá rủi ro tại nơi làm việc? Hãy tuân theo năm bước trong Hướng dẫn như sau:

Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm;

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào;

Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe;

Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro, và khung thời gian;

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh gia rủi ro, và cập nhật khi cần thiết.

Mẫu đánh giá rủi ro trong tài liệu thể hiện các bước đánh giá rủi ro theo trình tự và rất dễ dàng ghi nhận kết quả đánh giá theo phương thức đơn giản và sẵn có.

Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một trong những công cụ chính giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Do đó, hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp, cũng như tuân thủ pháp luật ở nhiều nước. Nó giúp mọi người tập trung vào những rủi ro nổi cộm tại nơi làm việc – những rủi ro có khả năng gây tác hại thực sự.

Thực hiện tốt đánh giá rủi ro tại nơi làm việc sẽ góp phần bảo vệ người lao động bằng cách xóa bỏ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất những nguy hiểm và rủi ro liên quan tới công việc. Việc này cũng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì tổ chức công việc tốt hơn thường đồng thời làm tăng năng suất lao động.

Phương pháp được trình bày trong hướng dẫn này không phải là cách duy nhất tiến hành đánh giá rủi ro. Còn có nhiều phương pháp đánh giá phù hợp khác, đặc biệt là với các rủi ro và các trường hợp phức tạp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng đây là phương pháp dễ thực hiện nhất đối với đa số các tổ chức, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo www.ilo.org

3943

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Xây dựng, Tháng Công nhân năm 2023 và phát động thi đua tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (27/4/2023)

Nghiệm thu các Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện (21/11/2020)

Hội thảo “Giải pháp công nghệ tiên tiến để quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình” (9/12/2019)

Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng làm việc với Cơ quan An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc (KOSHA) (7/12/2019)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. (25/6/2019)

Phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2019 (22/6/2019)

Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, Vệ sinh lao động ngành Xây dựng năm 2019 (18/5/2019)

Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 (4/5/2019)

Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 (19/4/2019)

Thư mời tham dự khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ KĐKT an toàn cho máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình. (28/6/2018)

 
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT