Hiện
trường vụ sập giàn giáo tại Formosa Hà Tĩnh
Ở
hầu hết các báo cáo và các nghiên cứu về tình hình tai nạn lao động nói chung
và ngành xây dựng nói riêng đều có chung nhận định, tai nạn không chỉ đơn thuần
do sự cố kỹ thuật mà xuất phát từ sự chủ quan của cả chủ sử dụng lao động và
người lao động
I.
Báo động
Chỉ
trong năm 2015, nhiều vụ tai nạn lao động đã xảy ra, thậm chí ngay cả ở các
công trường của các DN FDI vốn được xem là tuân thủ bảo hộ lao động tốt hơn các
DN trong nước nhưng tai nạn lao động vẫn xảy ra. Điển hình là vụ tai nạn do sập
giàn giáo xảy ra vào 19g50 ngày 25/3/2015 làm 13 người chết, 29 người bị thương
tại hạng mục đúc thùng chìm, công trường thi công sản xuất và lắp đặt thùng
chìm trọng lực tại Dự án Formusa của Cty TNHH Giang thép Hưng Nghiệp Formusa Hà
Tĩnh, Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh do Cty Samsung C&T Corporation là
đơn vị thi công. Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can. Hay như vụ sập giàn giáo tại công trình Tòa nhà Văn phòng Nam Sài
Gòn tại phường Tân Phong (Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) ngày 10/7/2015 làm ba người
chết, bốn người bị thương là những vụ tai nạn lao động điển hình trong ngành
xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2015.
Có
nhiều lý do được giới phân tích mổ xẻ, về mặt kỹ thuật, kết quả giám định phần
lớn cho thấy các vụ sập giàn giáo là xuất phát từ các yếu tố về chất lượng giàn
giáo, như: chất lượng giàn giáo, sự cố má phanh thủy lực…. Và thường đó là lỗi
từ phía chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn được cho là sự
chủ quan của con người. Cụ thể, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm
56,6%, cụ thể, người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm
việc an toàn chiếm 26,1% tổng số vụ. Người sử dụng lao động không huấn luyện an
toàn lao động cho người lao động chiếm 12% tổng số vụ. Thiết bị không đảm bảo
an toàn lao động chiếm 10,9% tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 7,6% tổng số
vụ. nn,
Trong
khi đó, nguyên nhân người lao động chiếm 17,1%, cụ thể, người lao động vi phạm
quy trình, nội quy an toàn lao động chiếm 13% tổng số vụ. Người lao động không
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,1% tổng số vụ. Còn lại 26,3% xảy ra
do các nguyên nhân khách quan khác nhau.
Điều
đáng nói là có tới hơn 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ
và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức
bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an
toàn lao động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác
giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong
số nguyên nhân dẫn đến những vụ TNLĐ thương tâm.
II.
Nâng cao ý thức văn
hóa ATLĐ trong DN
Dù
tai nạn lao động trong ngành xây dựng đang ở mức báo động nhưng thực tế, nhiều
DN xây dựng vẫn còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng quy định như
đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động,
trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động…
Trong
bối cảnh đó, các chuyên gia khuyên rằng, muốn hạn chế được tai nạn lao động,
trước hết đòi hỏi mỗi DN cần nâng cao ý thức, văn hóa an toàn lao động trong DN
mình. Đặc biệt, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trước việc đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong khi đó, người
lao động cũng cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt
công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và thường xuyên học tập, trao đổi
nâng cao trình độ về pháp luật bảo hộ lao động, nắm vững kiến thức khoa học kỹ
thuật bảo hộ lao động.
Đối
với những công việc nguy hiểm, người lao động có quyền đề nghị chủ đầu tư hỗ
trợ trang thiết bị lao động hoặc từ chối nhiệm vụ ấy. Ngược lại, dù được trang
bị, huấn luyện an toàn lao động rất kỹ nhưng nếu người lao động chủ quan, không
có ý thức tự bảo vệ mình thì vẫn có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Với
các cơ quan chức năng, cần thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công
trình, nhất là phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động
cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động và có chế tài xử lý mạnh hơn.
Điều này sẽ nâng cao ý thức quản lý của chủ đầu tư và giảm thiểu tình trạng coi
thường của người lao động. Đối với các công trình để xảy ra nhiều lần tình trạng
mất an toàn lao động cần tước giấy phép, thậm chí yêu cầu ngừng sản xuất đối
với những chủ đầu tư này.
Để
thực hiện mục tiêu này, VCCI cùng các Bộ, ngành… đang đẩy mạnh triển khai các
giải pháp để đưa văn hóa ATLĐ vào sâu trong cộng đồng DN th ông qua các hoạt
động tuyên truyền, tổ chức các khóa đạo tạo… nhằm giảm thiểu số vụ TNLĐ trong
DN nói chung, trong đó có lĩnh vực xây dựng.