I. I. Nhiều hành động cụ thể
Trong năm 2014, nhiều mô hình an toàn lao động được xây dựng
tại các làng nghề; hơn 18 nghìn lao động
được khám sức khỏe định kỳ và gần 8 nghìn lượt lao động được khám, chữa bệnh
nghề nghiệp... Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp
với Trung tâm huấn luyện an toàn lao động, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội,
Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa tỉnh tổ
chức huấn luyện an toàn lao động cho hàng trăm chủ sử dụng lao động và hàng
nghìn lao động trong toàn tỉnh.
Cùng với đó là việc thanh, kiểm
tra đột xuất, sâu sát của ngành chức năng... đã góp phần hạn chế những tổn thất
do mất an toàn lao động gây ra, mà mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức
khỏe con người và sự phát triển của doanh nghiệp.
Sở cũng tham mưu với UBND tỉnh xây
dựng các chính sách, văn bản quy định chặt chẽ về chế độ cho người lao động,
công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động..., nhất là chế độ hỗ trợ thai sản
cho lao động nữ đối với doanh nghiệp khi vào đầu tư tại tỉnh, để người lao động
yên tâm gắn bó cùng các doanh nghiệp phát triển ổn
định, bền vững
Khóa
học an toàn lao động tại Bắc Ninh
Nhiều năm nay, các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc
trang bị bảo hộ lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc thông thoáng, sạch sẽ, đóng bảo hiểm cho người lao động.
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn tổ chức huấn luyện an toàn lao
động và kiểm tra nghiêm ngặt những kiến thức cơ bản về an toàn lao động đối với
người lao động trước khi được tuyển dụng vào công ty làm việc...
Tuy nhiên số vụ tai nạn lao động
đặc biệt là số vụ cháy vẫn ở mức cao, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 32 vụ cháy làm chết 1 người, bị thương 1 người,
thiệt hại khoảng 192 tỷ đồng; xảy ra 73 vụ tai nạn lao động, làm chết 2 người
và bị thương 71 người, trong đó thương tật nặng là 17 người. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tai nạn lao động nhưng chủ yếu do một số doanh nghiệp chưa coi
trọng việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; thiếu quy trình biện
pháp làm việc an toàn tại môi trường nguy hiểm, độc hại.
Hàng năm chỉ có 100-150 doanh
nghiệp có báo cáo tai nạn lao động, an toàn vệ sinh lao động và khoảng 100 cơ
sở sản xuất có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp tổ chức khám sức khỏe cho công nhân
và đo đạc các chỉ số môi trường lao động. Về phía người lao động vẫn còn tình
trạng không tuân thủ biện pháp làm việc an toàn, vi phạm nội quy lao động của
doanh nghiệp...
Qua công tác thanh, kiểm tra định
kỳ, đột xuất cho thấy, sự hạn chế về an toàn lao động trong các doanh nghiệp
thể hiện ở 2 khía cạnh: Hầu hết các chủ sử dụng lao động còn xem nhẹ vấn đề an
toàn lao động. Một mặt do tiết kiệm chi phí mà nhiều doanh nghiệp chưa chú
trọng đến việc mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động, huấn luyện an toàn lao
động và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Mặt khác còn do chính chủ sử
dụng lao động thiếu kiến thức về các quy định an toàn lao động, nên ngay trong
khâu tuyển chọn lao động vào làm việc, các doanh nghiệp không khắt khe, thậm
chí còn bỏ qua việc kiểm tra kiến thức an toàn lao động của người đến xin việc.
Điều này đặc biệt xảy ra trong các doanh nghiệp ở làng nghề, hoặc cụm công
nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, bản thân người lao động do trình độ nhận thức thấp
nên việc hiểu biết về an toàn lao động rất hạn chế, mơ hồ, nhiều khi bảo hộ lao
động được phát nhưng không sử dụng. Chính từ những yếu tố đó khiến an toàn lao
động trong các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề nan giải,
luôn trong tình trạng báo động.
II. II.Tiếp tục tăng cường các biện
pháp bảo đảm an toàn
Nhận thức rõ những
thiệt hại khôn lường do mất an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ, Bắc
Ninh liên tục nhiều năm thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ
sinh lao động. Quá trình này tác động mạnh vào cộng đồng doanh nghiệp nên hiện
nay công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ được nhiều doanh
nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh xác định là một trong những nội dung
không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; các ứng dụng công
nghệ, cải tiến kỹ thuật được áp dụng từng bước giải phóng sức lao động con
người.
Theo đánh giá của Ban quản lý
Chương trình Quốc gia về an toàn lao động tỉnh, thì hiện tại nhiều doanh nghiệp
thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động - phòng
chống cháy nổ, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Trước, trong và sau Tuần lễ Quốc gia về an
toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ lần thứ 17 năm 2015 với chủ đề “Mỗi
doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội”
các đoàn kiểm tra chủ động kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng
chống cháy nổ 20 doanh nghiệp tại các Khu Công nghiệp Yên Phong, Quế Võ, Tiên
Sơn và một số cơ sở sản xuất làng nghề. Qua đó giúp chủ doanh nghiệp và người
lao động hiểu rõ hơn tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn lao động và
phòng, chống cháy nổ, góp phần hạn chế những nguy cơ gây ra tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời yêu cầu các đơn vị,
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động cần tích cực triển khai, đôn đốc
thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động - phòng
chống cháy nổ. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ,
tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ và các
biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục phong trào
thi đua Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp,
cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm xây dựng văn hóa an toàn
trong lao động vì sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục triển khai
Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động – phòng cháy chữa cháy, tổ
chức huấn luyện an toàn lao động, các ban, ngành chức năng đã tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, coi đó là khâu quyết định trong việc đôn đốc, chỉnh đốn
công tác an toàn lao động ở khối doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dân
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ở các làng nghề, cụm công
nghiệp nhỏ lẻ trong tỉnh./.