I. TẠI SAO
- Mang một
vật sát người khi vận chuyển giúp giảm tới tối đa việc cúi khom lưng người về
phía trước, do đó giảm được nguy cơ bị tổn thương lưng và giảm triệu chứng rối
loạn cổ và vai.
- Bằng
cách giữ các vật dụng sát bên người, việc vận chuyển sẽ trở nên dễ dàng hơn và
giúp ta quan sát phía trước dễ dang hơn. Điều này làm tăng hiệu quả và giảm
thiểu tai nạn.
- Cúi hay
vặn mình là những động tác không vững, người lao động phải tốn nhiều thời
gian hơn và nhanh mệt hơn so với khi làm công việc tương tự nhưng không phải
cúi hay vặn mình.
- Cúi hay
vặn mình là những nguyên nhân chính gây ra chấn thương về lưng, gây những triệu
chứng rối loạn cổ và vai.
II. RỦI RO
/ TRIỆU CHỨNG
• Căng cơ.
• Đau thắt
lưng
• Hư hỏng
sản phẩm
• Trơn,
trượt vấp, ngã.
III. BIỆN
PHÁP CẢI THIỆN
1. Tạo
quai, tay cầm hoặc chỗ để nắm tay hoặc tay cầm trên những vật dụng mà ta sẽ mang
đi.
2. Khi
phải nâng hay hạ một vật nặng thì nên làm từ từ ở phía trước cơ thể. Sử dụng
lực cơ chân (không phải của lưng) và giữ cho lưng thẳng.
3. Khi
mang giữ vật gần thắt lưng. Sẽ rất hữu ích nếu sử dụng tạp dề nhằm giảm nguy cơ
tổn thương do những cạnh sắc hay phần gồ ghề của vật nặng.
4. Tổ chức
vận chuyển sao cho có thể giảm tối đa số lần nâng lên hay hạ xuống vật nặng. Ví
dụ khi mang vật liệu từ bề mặt làm việc này sang bề mặt làm việc khác với cùng
độ cao, tránh đặt vật liệu xuống sàn bằng cách sử dụng giá hoặc bục có độ cao
thích hợp.
5.Trường
hợp vật nặng, cân nhắc khả năng chia vật ra nhiều phần có trọng lượng nhẹ hơn.
Nếu không thể thực hiện, yêu cầu hai hay nhiều người cùng tham gia hoặc sử dụng
phương tiện vận chuyển.
6. Thay
đổi độ cao làm việc (ví dụ thay đổi chiều cao của bàn làm việc hay vị trí nạp
liệu) để cho người lao động có thể thao tác mà không phải cúi người
xuống.
Hình
1. Nâng hay hạ một vật nặng ở phía trước cơ thể. giữ lưng thẳng,
vị
trí chân vững chãi, sử dụng lực của chân.
Hình
2. Cũng có thể dụng lực của chân đề nâng một vật dài bằng cách
giữ nó ở
càng sát thân người càng tốt.
Hình 3. Dùng
tay cầm thích hợp với vật được mang có thể làm cho mang vác dễ dàng
IV. GỢI Ý
THÊM
• Khi
trọng lượng của vật không lớn, sử dụng kệ, khay hay thùng để vận chuyển nhằm
giảm số lượng những chuyến vận chuyển. Bất kỳ khi nào có thể được thì nên sử dụng
những xe đẩy hay những phương tiện vận chuyển di động .
• Xem xét
sự khác nhau về thể lực giữa các công nhân. Phải đảm bảo trọng lượng và tần
suất vận chuyển không vượt quá sức người lao động.
• Phải đảm
bảo không gian thao tác không quá chật hẹp và phải đủ rộng cho đầu gối hay bàn
chân.
• Người
lao động có thể tùy chọ mang vật nặng trên trên đầu hay trên vai, lưng tùy theo
kích thước, trọng lượng hay thói quen. Cố gắng sử dụng phương tiện thay thế để
vận chuyển ví dụ một cái hộp hoặc ba lô.
• Cung cấp
quần áo bảo hộ thích hợp nếu thường xuyên phải thực hiện vận chuyển.
V. ĐIỂM CẦN NHỚ
Khi
bắt buộc phải mang vác vật nặng bằng tay thì nâng và mang vật sát vào cơ thể.
Điều này làm giảm sự mệt mỏi và giảm nguy cơ bị tổn thương.