1.
Biện pháp kỹ thuật
a. Khi
lắp đặt thiết bị nâng Việc lắp đặt phải tiến hành theo thiết kế và phải tuân
theo những yêu cầu sau:
-
Đối với cần trục ô tô và bánh
hơi phải đặt lên nền đất chắc; nền đất yếu phải được gia cố, mặt nền lầy lội
phải có biện pháp chống trơn trượt, sa lầy; độ nghiêng của nền không được quá
góc giới hạn cho phép.
-
Đối với các thiết bị nâng chạy
trên đường ray như cần trục đường sắt, cần trục tháp, cổng trục... đường ray
phải lắp đặt theo đúng các yêu cầu kỹ thuật. Đối với tất cả các loại thiết bị
nâng khi lắp đặt ở trong nhà hay ngoài trời phải tuân theo khoảng cách quy định
theo tiêu chuẩn đến các kết cấu xây dựng, thiết bị, máy móc, chồng đống vật
liệu, cây cối...ở xung quanh để tránh va chạm khi hoạt động tại chỗ cũng như
khi di chuyển.
-
Khi đặt thiết bị nâng gần hố,
hào sâu phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị
nâng đến mép hố, hào, theo quy định trong bảng 1. Trường hợp nếu điều kiện thực
tế không cho phép đảm bảo được khoảng cách quy định trên, phải có biện pháp
chống sụt lở hố, hào trước khi đặt thiết bị nâng.
Bảng
1. Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị đến mép hố
Chiều sâu,
(m)
|
Khoảng cách
tối thiểu đối với các loại đất, (m)
|
Cát sỏi
|
Á cát
|
Á sét
|
Sét
|
Hoàng thổ
|
1
|
1,5
|
1,25
|
1,0
|
1,0
|
1,0
|
2
|
3,0
|
2,40
|
2,0
|
1,5
|
2,0
|
3
|
4,0
|
3,60
|
3,25
|
1,75
|
2,5
|
4
|
5,0
|
4,40
|
4,0
|
3,0
|
3,0
|
5
|
6,0
|
5,30
|
4,75
|
3,5
|
3,5
|
-
Khi đặt thiết bị nâng gần đường
dây tải điện, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây điện
gần nhất theo quy định trong bảng 2.
Bảng
2. Khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây điện gần nhất
Điện áp (kV)
|
Đến 1
|
1-20
|
35-110
|
150-220
|
Đến 330
|
Đến 500
|
Khoảng cách (m)
|
1,5
|
2
|
4
|
5
|
6
|
9
|
b.
Khi vận hành thiết bị nâng
Để
đảm bảo an toàn, phòng ngừa sự cố, tai nạn khi vận hành thiết bị nâng phải thực
hiện các biện pháp đảm bảo các yêu cầu sau:
-
Thiết bị nâng phải hoàn chỉnh,
có đầy đủ các thiết bị cơ cấu an toàn cần thiết và hoạt động chính xác, đảm bảo
độ tin cậy.
-
Tình trạng máy nói chung và các
bộ phận, cơ cấu, chi tiết riêng không bị hư hỏng quá mức quy định. Nếu đã quá
giới hạn quy định thì phải sửa chữa, thay thế xong mới được vận hành.
-
Máy phải đảm bảo ổn định: Nền
đất, đường đặt cần trục phải cứng chắc không bị lún. Nếu là đất tơi xốp, đất
mới đắp, thì phải đầm chặt; Độ dốc mặt đường, mặt nền phải bằng phẳng, góc
nghiêng không được vượt quá góc nghiêng quy định.
-
Không được nâng chuyển tải quá
trọng tải của thiết bị nâng. Đối với các loại cần trục có trọng tải thay đổi
theo tầm với, mômen tải không vượt quá mômen tải tối đa; Vận tốc chuyển động
khi di chuyển và khi quay cần trục, khi nâng, hạ và quay tay cần, khi nâng hạ
tải không được vượt quá quy định đối với mỗi loại thiết bị. Không đảo hướng
chuyển động và phanh hăm đột ngột.
-
Khi có gió mạnh trên cấp 5
không được vận hành máy trục (ở ngoài trời). Cần trục tháp phải kẹp chặt vào
đường ray bằng thiết bị kẹp chống di chuyển tự do và hạ tay cần trục theo
phương thẳng đứng áp vào thân tháp (đối với cần trục có tay cần không quay được
theo phương ngang).
-
Lắp đặt và sử dụng đầy đủ các
thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm nhằm cách ly, cản trở các bộ phận
của cơ thể lọt vào vùng nguy hiểm của máy. Đối với vùng nguy hiểm trên máy các
thiết bị che chắn an toàn phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Phải ngăn ngừa
được tác động của các yếu tố nguy hiểm đến người; Phải bền chắc dưới tác động
cơ, nhiệt, hoá... (biến dạng, nóng chảy, ăn mòn...); Ít hoặc không gây trở ngại
cho việc quan sát, xem xét làm vệ sinh, tra dầu mỡ và bảo dưỡng các bộ phận
được che chắn. Trong quá trình sử dụng, thiết bị che chắn có thể bị mất mát, hư
hỏng, để đảm bảo an toàn cần phải thay thế, sửa chữa ngay, không để thiếu thiết
bị che chắn tồn tại lâu dài.
Đối
với vùng nguy hiểm xung quanh thiết bị nâng. Tuỳ thuộc vào từng loại cụ thể,
vùng nguy hiểm xung quanh có phạm vi ranh giới khác nhau và cần phải được tính
toán xác định cụ thể.
-
Phải có những biện pháp phòng
ngừa sự cố, tai nạn điện khi vận hành thiết bị nâng Cụ thể phải thực hiện nối
đất hoặc nối không tuỳ thuộc vào mạng điện cung cấp: đối với nguồn điện cấp là
mạng ba pha có trung tính cách ly thì thực hiện nối đất bảo vệ, còn nguồn cấp
là mạng ba pha bốn dây, có dây trung tính nối đất thì phải thực hiện nối không
bảo vệ.
-
Tổ chức chiếu sáng hợp lý, đủ
độ rọi tiêu chuẩn và không có các hiện tượng bóng, chói lóa, hoặc sự tương phản
lớn giữa vật chiếu và nền xung quanh. Khi không đủ ánh sáng tự nhiên phải tổ
chức chiếu sáng nhân tạo. Đảm bảo đầy đủ ánh sáng ở trên máy, trong phạm vi máy
hoạt động, cũng như trên đường máy di chuyển.
c.
Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
-
Bảo dưỡng thiết bị nâng là công
việc phải tiến hành định kỳ theo yêu cầu sử dụng, bảo quản đã ghi trong tài
liệu kèm theo máy và phổ biến là có hai loại hình bảo dưỡng sửa chữa: Sửa chữa
nhỏ (tiểu tu) chủ yếu để sửa chữa các chi tiết dễ bị ăn mòn và hư hỏng. Thay
thế định kỳ các loại chi tiết có thời gian sử dụng nhất định; Sửa chữa lớn (đại
tu), với chu trình đại tu được tính theo công thức:
T = 14000 ß
trong đó T - số giờ sử dụng máy;
ß - hệ số phụ thuộc vào chế độ làm việc và
loại thiết bị nâng (bảng 3)
Bảng 4. Bảng trị số hệ số ß
Loại máy
|
Chế độ làm
việc
|
Hệ số ß
|
Cầu trục
|
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Rất nặng
|
2,0
1,75
1,5
1,0
|
Palăng, tời
|
|
2,0
|
Cần trục dẫn động thủ công
|
|
3,0
|
Cần trục dẫn động điện
|
Nhẹ và trung bình
Nặng và rất nặng
|
1,9
1,25
|
-
Khi sử dụng phát hiện thấy có
chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép phải sửa chữa, thay
thế ngay. Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận của thiết bị nâng phải
có biện pháp đảm bảo an toàn.
-
Sau khi sửa chữa, thay thế các
chi tiết, bộ phận quan trọng như kết cấu kim loại, cáp, móc phanh... phải tiến
hành khám nghiệm kỹ thuật có thử tải trước khi đưa vào sử dụng.
2.
Biện
pháp tổ chức quản lý
a. Tổ chức
-
Tuyển dụng, sử dụng công nhân.
Đối với công nhân phục vụ thiết bị nâng: lái chính, lái phụ, thợ sửa chữa, thợ
điện, thợ treo buộc tải phải đáp ứng các điều kiện sau: Tuổi từ 18 trở lên;
Phải có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ phù hợp với công việc do y tế cấp;
Phải được đào tạo ở các trường kỹ thuật chuyên nghiệp hoặc công nhân kỹ thuật,
phải có bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp.
-
Tổ chức kiểm tra, bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn, tay nghề quy định: Định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần; thợ lái
khi chuyển sang lái máy khác loại; sau khi nghỉ lái quá 1 năm hoặc khi có yêu
cầu của cán bộ quản lý thiết bị nâng hay cán bộ thanh tra.
-
Phải thực hiện theo dõi giám
sát chặt chẽ sự hoạt động của thiết bị nâng để phát hiện những hiện tượng thiếu
an toàn và có biện pháp khắc phục.
-
Phải tổ chức tốt chế độ huấn
luyện về an toàn lao động theo đúng quy định. Trang bị đầy đủ và đảm bảo chất
lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết.
b. Quản lý
-
Trách nhiệm quản lý: Thủ trưởng
đơn vị sử dụng phải quyết định bằng văn bản người chịu trách nhiệm chính về
quản lý và sử dụng thiết bị nâng (trưởng phòng cơ điện, đội trưởng, tổ trưởng
máy,...).
-
Trách nhiệm quản lý từng máy
giao cho tổ lái, chịu trách nhiệm chính là tổ trưởng hoặc lái chính.
-
Nội dung công tác quản lý thiết
bị nâng bao gồm: Quản lý hồ sơ kỹ thuật và khai báo, đăng ký và xin cấp giấy
phép sử dụng các loại thiết bị nâng ở Cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn địa
phương trước khi đưa vào sử dụng Đối với mỗi thiết bị nâng phải có đầy đủ hồ sơ
kỹ thuật như: lý lịch máy và thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản
và sử dụng an toàn. Nếu không có hồ sơ gốc (của nhà máy sản xuất) thì phải tiến
hành lập hồ sơ kỹ thuật. Lý lịch thiết bị nâng được lập theo mẫu quy định trong
tiêu chuẩn.
TS.
Triệu Quốc lộc