Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

Chỉ thị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Ngày 06/12/2024, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, của Chính phủ, của Bộ Tài chính, về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong thời gian qua Bộ Xây dựng đã ban hành các Chương trình hành động của Ngành Xây dựng, trong đó, đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo đó, hiệu quả quản lý nhà nước ngành Xây dựng được nâng cao; ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ; việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, sử dụng tài sản công ở các đơn vị thuộc Bộ đúng định mức, tiết kiệm. Cụ thể như: Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP đã sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, trong đó, đã phân cấp thẩm quyền thẩm định một số loại công trình, dự án cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương và chủ đầu tư; phân cấp thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương đối với một số công trình; quán triệt về thực hiện chi tiêu tiết kiệm, Bộ Xây dựng thực hiện tiết kiệm dự toán chi thường xuyên, triển khai Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ Bộ Xây dựng đã rà soát, tổng hợp, xác định số tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của Bộ Xây dựng; nghiêm túc thực hiện Kế hoạch tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng còn 15 đơn vị và thực hiện tổ chức lại 21 đơn vị; về cải cách hành chính, Bộ Xây dựng đang cung cấp 38 dịch vụ công trực tuyến trên tổng số 119 TTHC thuộc phạm vi quản lý ngành Xây dựng, trong đó 29 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 09 dịch vụ công trực tuyến một phần; …

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số dạng thức của lãng phí như: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến khó khăn, lãng phí các nguồn lực; thủ tục hành chính còn gây lãng phí thời gian, công sức của người dân, doanh nghiệp; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm;…

Đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới” nhằm xây dựng ngành Xây dựng thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới; Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí: Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những chương trình hành động, kế hoạch, có chỉ tiêu cụ thể, các công việc cụ thể và tiến hành thường xuyên, triệt để.

Hai là, tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng có liên quan đến công tác phòng, chống lãng phí: Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật đối với các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như: công tác ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật; lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, giám định chất lượng công trình, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng,…. quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

Ba là, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí; cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để chống lãng phí.

Đồng thời, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; rà soát, sửa đổi, tối ưu hóa quy trình làm việc đảm bảo khoa học, hiệu quả; nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng; tập trung nghiên cứu, triển khai, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội; rà soát, hoàn thiện tinh gọn bộ máy tổ chức để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, quyết định chủ trương đầu tư; tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình, dự án để chống lãng phí, thất thoát. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện dự án; công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoàn thành công trình đúng tiến độ; đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn (nếu có).

Đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh phát triển của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.

Về tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao và phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng cử 01 bộ phận thường trực công tác phòng, chống lãng phí; tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này và các quy định có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng lãng phí sẽ phải kiểm điểm, có hình thức kỷ luật; đồng thời không được xét thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đơn vị.

Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì phối hợp Thanh tra Bộ với và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng tình hình thực hiện Chỉ thị hàng năm.

Cục Giám định

141

Ý kiến

Chưa có ý kiến

Họ tên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT BĐS công nghiệp Nghệ An Khu công nghiệp Nghệ An Dự án đầu tư Nghệ An Chính sách thu hút đầu tư, bảng giá đất công nghiệp tỉnh Nghệ An