Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

Doanh nghiệp khó chối bỏ trách nhiệm khi thực hiện Luật An toàn vệ sinh lao động

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), 52,8% số nguyên nhân gây tai nạn lao động (TNLĐ) chết người trong năm qua là do lỗi của chủ sử dụng lao động (NSDLĐ). Điều này cho thấy, để công tác bảo đảm an toàn lao động và phòng, chống cháy nổ thực thi nghiêm túc, phụ thuộc rất nhiều vào “lương tâm” của NSDLĐ.

I. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm

Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 2015 (ban hành được hơn 1 năm và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2016) đã quy định chi tiết quyền hạn và trách nhiệm của NSDLĐ trong công tác ATVSLĐ. Ngoại trừ các nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (NLĐ); thực hiện khai báo, điều tra thống kê, báo cáo TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, chấp hành các quyết định của thanh tra lao động, hầu hết các quy định còn lại đều là những trách nhiệm liên quan đến phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với NLĐ. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 7 của Luật, NSDLĐ có 7 nghĩa vụ cụ thể.

Trường hợp doanh nghiệp tự huấn luyện ATVSLĐ cho các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 14 của Luật thì phải đáp ứng điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện ATVSLĐ. NSDLĐ cũng phải tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện ATVSLĐ cho các đối tượng là người học nghề, tập nghề, người thử việc, trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc; đồng thời định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm ATVSLĐ phù hợp với vị trí công việc được giao. Các công việc huấn luyện này bảo đảm phải phù hợp với đặc điểm, tính chất từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động. Căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh, NSDLĐ chủ động tổ chức huấn luyện riêng về ATVSLĐ hoặc kết hợp huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc những nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.Trước hết, NSDLĐ có nghĩa vụ phải thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc cho NLĐ. Đây là sự trang bị kiến thức cho NLĐ về những nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh tác động đến sức khỏe cũng như công bố các biện pháp doanh nghiệp sẽ triển khai để hạn chế nguy cơ này trong suốt quá trình hoạt động; giúp cho NLĐ hiểu, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe và tham gia giám sát việc triển khai các giải pháp an toàn của NSDLĐ. NSDLĐ có nghĩa vụ huấn luyện ATLĐ cho các đối tượng là người quản lý phụ trách ATVSLĐ, người làm công tác an toàn lao động, y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất kinh doanh; có trách nhiệm cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng này khi có sự thay đổi chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về ATVSLĐ; có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho NLĐ có hợp đồng và không có hợp đồng làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.

NSDLĐ còn có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để tổ chức cho NLĐ tham gia các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc…NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc phù hợp với các căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn địa phương về lĩnh vực này (Điều 15). Theo Điều 16, NSDLĐ phải bảo đảm nơi làm việc đạt các yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác; có trách nhiệm bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ hoặc đạt các tiêu chuẩn về ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội dung, quy trình bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; có trách nhiệm trang bị đầy đủ cho NLĐ các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng. Đồng thời có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của NLĐ về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi lao động, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy. Có trách nhiệm xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra TNLĐ tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của đơn vị…

II. Biết mà không thực hiện!

Phân tích mới đây của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) đến ngày 15.2.2016, Bộ LĐTBXH nhận từ 238 biên bản điều tra TNLĐ chết người (trong tổng số 629 vụ TNLĐ chết người năm 2015 xảy ra trên toàn quốc) cho thấy: Trong khi nguyên nhân để xảy ra TNLĐ chết người do lỗi của NLĐ chiếm 18,9% thì lỗi do NSDLĐ lại chiếm đến 52,8%. Cụ thể: NSDLĐ không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2% tổng số vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ; NSDLĐ không huấn luyện ATLĐ cho NLĐ chiếm 9,7% tổng số vụ; do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ; do NSDLĐ không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%.

Thực tế này cũng đã được minh chứng khá rõ qua cuộc kiểm tra thường niên về công tác ATVSLĐ năm 2016 tại một số DN đóng trên địa bàn TP do Sở LĐTBXH Hà Nội đang tiến hành cho thấy, hầu hết các DN được kiểm tra đều vi phạm các quy định trên, dù những lần kiểm tra trước đó đã được cơ quan chức năng chuyên ngành cảnh báo, nhắc nhở hay lập biên bản. Đơn cử, theo ông Bạch Quốc Việt - Trưởng phòng An toàn lao động (Sở LĐTBXH Hà Nội), dù Luật ATVSLĐ quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ, phân loại lao động và cấp thẻ ATLĐ trước khi bố trí công việc cụ thể. Thế nhưng qua kiểm tra, hầu hết các DN đều không thực hiện nghiêm túc, hoặc làm có tính chất đối phó với cơ quan chức năng khi trình thẻ ATLĐ đã hết hạn, hay số lượng người được tập huấn rất ít so với thực tế số lao động đang làm việc tại đơn vị. Thậm chí, hầu hết NSDLĐ còn không có chứng chỉ huấn luyện về ATVSLĐ. Những lỗi này theo nghị định hướng dẫn mức xử phạt hành chính lên từ 15-35 triệu đồng/ lỗi.

Trong Luật đã quy định tại các vị trí sản xuất phải có biển, bảng hướng dẫn nội quy ATLĐ và xử lý sự cố treo ở nơi dễ thấy, dễ nhìn, hay việc bố trí các thiết bị chữa cháy ở nơi có nguy cơ, nhưng hầu hết các DN được kiểm tra đều bị xử phạt hành chính khi không thực hiện hoặc làm có tính chất chiếu lệ. Đặc biệt, công tác khai báo, kiểm định những thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như: Nồi hơi, cẩu trục, vận thăng, tủ bảng điện, bể chứa gas… của các DN thường không đầy đủ hoặc không kiểm tra định kỳ. “Đây thực sự là những mối nguy tiềm ẩn mất ATLĐ rất lớn. Trên thực tế đã có nhiều bài học đau lòng đã xảy ra”- ông Việt nhấn mạnh.

Nhìn nhận thẳng vào vấn đề, ông Bạch Quốc Việt khẳng định: “Luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác ATVSLĐ đã quy định và có hướng dẫn chi tiết và đầy đủ, bản thân DN cũng biết rõ các quy định này, nhưng để nó đi vào thực tiễn đời sống DN, đảm bảo an toàn cho NLĐ tại nơi làm việc, thì phụ thuộc rất nhiều vào lương tâm và trách nhiệm của NSDLĐ. Ở đâu, NSDLĐ quan tâm thực sự đến công tác này, thì công tác ATLĐ được đảm bảo; còn nếu NSDLĐ đối phó, thì nguy cơ tiềm ẩn mất ATLĐ là khó tránh khỏi và thiệt hại vẫn thuộc về DN và với phân định rõ trách nhiệm theo luật, thì NSDLĐ khó mà chối bỏ được trách nhiệm của mình”.

Theo Lao động thủ đô

2247

Bộ Xây dựng lấy ý kiến hoàn thiện tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trường xây dựng (5/11/2024)

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam phối hợp triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 (17/5/2024)

Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng (16/5/2024)

Triển khai Tháng hành độngvề an toàn, vệ sinh lao độngngành Xây dựng năm 2024 (16/5/2024)

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Xây dựng, Tháng Công nhân năm 2023 và phát động thi đua tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (27/4/2023)

Nghiệm thu các Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện (21/11/2020)

Hội thảo “Giải pháp công nghệ tiên tiến để quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình” (9/12/2019)

Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng làm việc với Cơ quan An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc (KOSHA) (7/12/2019)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. (25/6/2019)

Phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2019 (22/6/2019)

 
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT BĐS công nghiệp Nghệ An Khu công nghiệp Nghệ An Dự án đầu tư Nghệ An Chính sách thu hút đầu tư, bảng giá đất công nghiệp tỉnh Nghệ An