Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

Dự án cao tốc lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long 'khát' vật liệu

Ngày 11/11, ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ và đại diện tỉnh Hậu Giang liên quan đến các vấn đề thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Bên cạnh tiến độ đạt được, tại đây, các địa phương còn nêu những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Ông Lê Quang Hùng, Phó Chủ tịch thường trực HĐKTNN về công tác nghiệm thu CTXD, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại cuộc họp

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ có chiều dài 37,42km với tổng mức đầu tư 9.845 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, đã hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng ngoài hiện trường được 90%.

Trong 37,42km cao tốc trên địa bàn phải di dời khoảng 300 hộ dân. Hiện tại, 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai có dự án đi qua đã thành lập các Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đồng thời, tổ chức thẩm tra, kiểm tra, quyết định phê duyệt dự án thành phần phân cấp, hoàn thành trước 20/1/2023 để đảm bảo khởi công trước 30/6/2023.

Đại diện tỉnh Hậu Giang, ông Mai Văn Tân – Giám đốc Sở GTVT tỉnh này cho biết, dự án qua địa bàn có chiều dài 37km, với tổng mức đầu tư là 9.927 tỷ đồng. Số hộ dân bị ảnh hưởng là 230 hộ.

Hiện nay, công tác triển khai của Hậu Giang cũng đã thực hiện phê duyệt thiết kế cơ bản để cắm cọc giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, cuối tháng 12/2022 Hậu Giang sẽ tiếp tục phê duyệt thiết kế làm cơ sở lập dự án để trình phê duyệt theo kế hoạch Nghị định 91 của Chính phủ.

Bên cạnh những tiến độ đạt được, TP Cần Thơ và Hậu Giang đang lo ngại về nguồn cung cát phục vụ cho công trình cao tốc đoạn đi qua địa bàn.

Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hậu Giang cho biết, các công trình giao thông, xây dựng tại tỉnh đều sử dụng cát nước ngọt ở An Giang. Nguồn cát vật liệu tại Hậu Giang có nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng đối với các tuyến đường giao thông. Vừa qua, Hậu Giang cũng có văn bản kiến nghị với tỉnh An Giang, nhờ hỗ trợ cát để phục cao tốc trong thời gian tới. Thêm nữa, Hậu Giang hiện còn có tuyến cao tốc khác với chiều dài khoảng 63,5km; do đó, khối lượng cát phục vụ cho công trình này cũng rất lớn.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nêu: “Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng qua Cần Thơ cần khoảng 5 triệu m3 san lấp và 600 ngàn m3 cát xây dựng; cộng với đường vành đai phía tây của Cần Thơ đang triển khai, dự kiến vào tuần tới sẽ khởi công 1 hạng mục nên phải tốn thêm 1,7 triệu m3 nữa.

Tuy nhiên, qua làm việc với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp để đề nghị hỗ trợ thì họ vẫn đang cân nhắc. Cần Thơ cũng đã tính đến chuyện dùng cát biển, Chủ tịch UBND thành phố đã duyệt nhưng vẫn thấy chưa ổn. Về cái khó này, Cần Thơ rất cần sự hỗ trợ, tư vấn từ các Bộ, ngành”.

Sau khi nghe báo cáo trước thềm Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - đã nêu những vấn đề quan trọng mà các địa phương cần quan tâm.

Thứ nhất, khâu tổ chức thực hiện, Chính phủ đã giao cho các tỉnh tổ chức đầu tư; trong đó, vai trò của chủ đầu tư hết sức quan trọng.

Thứ hai, hướng tuyến, nút giao, quy hoạch dân cư; tuỳ theo địa hình thực tế mà mạnh dạn điều chỉnh hướng tuyến cho phù hợp.

Thứ ba, vật liệu, hiện Bộ GTVT đang thí điểm để sớm có vật liệu thay thế nhưng đây là bài toán kinh tế kĩ thuật cộng với tiến độ chứ không đơn giản. Do đó, các địa phương cần có những tính toán ngay từ đầu.

Theo Tien Phong Online

1835

Ý kiến

Chưa có ý kiến

Họ tên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT BĐS công nghiệp Nghệ An Khu công nghiệp Nghệ An Dự án đầu tư Nghệ An Chính sách thu hút đầu tư, bảng giá đất công nghiệp tỉnh Nghệ An