I.
Giai đoạn 2011-2015 cơ bản hoàn thành
mục tiêu đề ra
Theo
báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 7 mục tiêu đề ra trong giai
đoạn 2011-2015 đã cơ bản được hoàn thành. Cụ thể: Dự kiến hết 2015, trung bình
hằng năm tăng 5,6% cơ sở giám sát môi trường lao động (vượt kế hoạch), tăng
12,42% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (vượt kế hoạch).
Đến
hết tháng 12/2014, có khoảng 7.600 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an
toàn, vệ sinh lao động với các hiệu quả từ thay đổi bộ máy tổ chức nhân sự đến
áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động. Ước
tính đến hết 2015, đạt 91% kế hoạch 5 năm, 114% so với kinh phí thực tế được
cấp; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được
chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động. Ước tính này đạt 100% kế
hoạch; 100% các vụ tai nạn lao động chết người có khai báo được điều tra, xử lý
giai đoạn 2011- 2014. Dự kiến đến hết 2015, mục tiêu này đạt 100% kế hoạch đặt
ra.
Đặc
biệt, so với giai đoạn 2006-2010, tần suất tai nạn lao động chết người là
7,58/100.000 lao động giảm 4,89% (Tần suất là 7,97/100.000 lao động).
Theo
số liệu thống kê từ cơ quan bảo hiểm xã hội, trong giai đoạn 2011-2014, tần
suất tai nạn lao động chết người là 6,15/100.000 lao động, bình quân mỗi năm
giảm 8,34% so với giai đoạn 2006 -2010 (khu vực sản xuất, kinh doanh giảm trên
10% mỗi năm). Mặc dù chưa có kết quả điều tra năm 2015, nhưng với trên 80% số
vụ tai nạn lao động chết người hiện nay tập trung vào các ngành, lĩnh vực có
nguy cơ cao thuộc mục tiêu của chương trình (khai khoáng, xây dựng, sản xuất im
loại, hóa chất, sử dụng điện) thì việc giảm chung tần suất tai nạn lao động hết
người trong khu vực làm công ăn lương (giảm trên 8,4%mỗi năm) đã có sự tham gia
đóng góp từ việc giảm tần suất tai nạn lao động chết người của các ngành, lĩnh
vực này.
Bên
cạnh đó, Chương trình cũng tác động hiệu quả tới cả khu vực không có quan hệ
lao động. Kết quả thống kê tử vong chung trong cộng đồng từ sổ khai tử giai
đoạn 2010-2013 (bao gồm cả người chết trong khu vực không có quan hệ lao động)
cho thấy, tần suất tử vong do tai nạn lao động tính trên 100.000 người lao động
giảm 4,75% so với 2010 (tương đương với bình quân mỗi năm giảm 2,4%).
Tần
suất tai nạn lao động có sự giảm sút trong giai đoạn 2011-2015
II.
Tiếp tục giảm tần suất tai nạn lao
động
Phát
huy những kết quả đạt được trong giai đoạn trước, một trong những mục tiêu của
Chương trình hành động Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn
2016-2020 là hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các
ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó,
giảm tần suất tai nạn lao động chết người so với giai đoạn 2011-2015 đạt trên
25% đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và trên 10% đối với
người lao động làm iệc không theo hợp đồng lao động; trên 80% người lao động
làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám
phát hiện, bệnh nghề nghiệp; 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động.
Bên
cạnh đó, Dự thảo cũng đề xuất bảo đảm chất lượng, hoàn chỉnh giáo trình để đưa
nội dung giảng dạy về bảo hộ lao động, an toàn-vệ sinh lao động vào các trường
đại học, cao đẳng và dạy nghề đạt 100% tại các trường, các cơ sở đào tạo cán bộ
khoa học, kỹ huật và trên 80% tại các trường chuyên ngành ít liên quan đến công
tác an toàn-vệ sinh lao động; Trên 10.000 hộ gia đình, 1.000 làng nghề, 50% số
người là hành viên hợp tác xã và 50% hội viên nông dân làm các nghề, công việc
nặng học, độc hại, nguy hiểm được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn-vệ sinh
lao động; Trên 80% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có tai nạn lao
động nghiêm trọng thực hiện báo cáo tai nạn lao động; 100% số vụ tai nạn lao
động chết người được khai báo, điều tra, xử lý đúng theo quy định pháp luật.
Hiện,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo trên Cổng
thông tin điện tử của Bộ./.