1. Cứ 15 giây lại
có một người lao động tử vong do chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề
nghiệp.
Khởi động từ năm
2016, tầm nhìn của OSH GAP hướng tới những giảm thiểu sự cố dẫn đến tử vong,
chấn thương hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp và kiến tạo một nền văn hóa
phòng ngừa toàn cầu.
Tồn tại một nhu
cầu mang tính quyết định về hỗ trợ trong lĩnh vực ATVSLĐ từ các nước có mức thu
nhập thấp và thấp hơn mức trung bình. Nhu cầu cũng được điều khiển bởi các tổ
chức quốc tế; các ngân hàng phát triển; các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư công;
các hiệp định thương mại; các mối quan hệ đa quốc gia có được thông qua các
chuỗi cung ứng và xã hội dân sự.
Cả hai đều kêu
gọi sự hợp tác và phối hợp tăng cường giữa các bên liên quan nhằm đạt được sự
ảnh hưởng mang ý nghĩa và bền vững. Các chính phủ, người sử dụng lao động,
người lao động và cộng đồng tại các quốc gia này thường thiếu năng lực cần
thiết để kiến tạo các điều kiện cần thiết để cải thiện ATVSLĐ. Do vậy, các
chương trình trọng điểm của OSH GAP nhằm vào:
- Mở rộng và
triển khai các hành động có quy mô và bền vững nhằm tạo ra những điều kiện cần
thiết để cải thiện công tác ATVSLĐ dựa trên sự đánh giá về điều kiện của các
quốc gia;
- Mở rộng và
triển khai các khuôn khổ luật pháp và các chiến lược tuân thủ nhằm giải quyết
và hợp nhất các vấn đề về ATVSLĐ;
- Mở rộng và
triển khai các chỉ số và phương pháp luận về ATVSLĐ trong việc thu thập và phân
tích dữ liệu;
- Tăng cường mạng
lưới các viện và tổ chức liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ trong khu vưc và quốc
tế;
- Đưa ra yêu cầu
gia tăng đối với sự an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc.
Chương trình OSH
GAP đóng góp trực tiếp cho Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững đến năm
2030 và đặc biệt là Mục tiêu 8 về việc làm bền vững và phát triển kinh tế. Hoạt
động của chương trình tương tự sẽ làm nền tảng phát triển cho Mục tiêu 3 về sưc
khỏe tốt và trạng thái hưng phấn. Các lĩnh vực tập trung của chương trình sẽ
bao gồm việc cải thiện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh
nghiệp và người lao động thuộc khu vực kết cấu và phi kết cấu. Ngoài ra, chương
trình sẽ tập trung đặc biệt vào các ngành như xây dựng và nông nghiệp, các đối
tượng người lao động làm việc trong các điều kiện dễ gặp chấn thương và bệnh
tật.
2. Các dự án nằm
trong chương trình trọng điểm của OSH
GAP
Chương trình OSH
GAP đang triển khai ba dự án nòng cốt:
-“An toàn và Sức
khỏe cho thanh niên” nhằm tăng cường sức khỏe và an toàn cho lao động trẻ, được
tài trợ bởi Bộ Lao động Hoa Kỳ;
- “Hiện đại hóa
mạng tưới quốc tế về kiến thức và thông tin ATVSLĐ” hỗ trợ và các mạng lưới
quốc gia, khu vực và quốc tế hoạt động tích cực trong lĩnh vực ATVSLĐ, dự án
được tài trợ bởi Bộ Lao động Hàn Quốc;
- “Dự án phối hợp
ILO-EU nhằm tăng cường nền tảng kiến thức, an toàn & sức khỏe trong các
chuỗi cung ứng toàn cầu để hỗ trợ nhóm các nền kinh tế lớn - G20 -
vì nơi làm việc an toàn hơn” nhằm tăng cường kiến thức về các vấn đề ATVSLĐ
trong các chuỗi cung ứng toàn cầu và các chuỗi giá trị, được tài trợ bởi Hội
đồng Châu Âu.