Trong số những
thách thức làm gia tăng chi phí, ngoài chi phí cho năng lượng và nguyên liệu
thì có chi phí bồi thường bảo hiểm cho người lao động và sự kiểm soát, quản lý
ngày càng chặt chẽ của các cơ quan quản lý môi trường và lao động. Những rủi ro
này là ngoài các rủi ro chính như chậm tiến độ, với chi phí do thỏa thuận hợp đồng
và yêu cầu chất lượng. Tất cả những rủi ro cuối cùng có hậu quả gây tổn thất
tài chính. Hơn nữa, việc hội nhập quốc tế là rất quan trọng cho sự thành công của
một số doanh nghiệp xây dựng; rất nhiều tiêu chuẩn được thêm vào từ nhu cầu của
luật pháp quốc tế, tiêu chuẩn ngành công nghiệp của địa phương, và các yêu cầu
của khách hàng, nhiều tiêu chuẩn trong số đó liên quan đến hoạt động an toàn, môi
trường và xã hội.
Tất cả những rủi
ro, các yêu cầu và áp lực bắt buộc chúng ta phải xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất.
Có những lợi ích
kinh doanh trực tiếp để được bắt nguồn từ việc triển khai một hệ thống quản lý
an toàn, môi trường và xã hội. việc xây dựng các Quy trình quản lý sức khỏe và
an toàn lao động nhằm hướng tới việc xác định mối nguy tại nơi làm việc và các
quá rình nguy hiểm, sau đó tìm cách loại bỏ hoặc giảm bớt chúng thông qua các
biện pháp kỹ thuật và đào tạo nhân viên về làm thế nào để tránh rủi ro tại nơi
làm việc. Điều này không chỉ để giảm chuẩn (suýt) tai nạn, tai nạn và tử vong,
mà còn góp phần vào việc giảm phí bảo hiểm bồi thường về lao động.
Một hệ thống quản
lý là một tập hợp các quy trình và qui tắc hoạt động để thực hiện nhất quán
chính sách của công ty nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Mục đích của hệ thống
quản lý để đảm bảo rằng công ty có các chính sách và qui trình thích hợp luôn sẵn
có và mọi người luôn tuân thủ. Hệ thống quản lý giúp để đánh giá và kiểm soát rủi
ro và là chìa khóa để cải tiến lâu dài. Một nội dung quan trọng là ý tưởng cải
tiến liên tục - một quá trình liên tục rà soát, điều chỉnh và cải thiện hệ thống
quản lý. Phương pháp phổ biến nhất là chu kỳ Plan-Do-Check-Act (P-D-C-A): Lập kế
hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến.
Để hạn chế tai nạn
lao động trong thi công xây dựng, các công ty cần xây dựng cho mình Một Hệ quản lý An toàn, Môi trường và xã hội
gồm các nội dung sau:
1. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
Nền tảng của hệ
thống quản lý của công ty là thiết lập chính sách. Chính sách của công ty tóm tắt
các cam kết rằng công ty đã thực hiện việc quản lý rủi ro và các tác động đến an
toàn, môi trường và xã hội. Chính sách thiết lập những kỳ vọng cho hoạt động
trong tất cả các khía cạnh liên quan của công ty.
Chính sách là các quy tắc.
Chính sách đề ra cho mọi người những gì được phép làm và những gì không được
phép làm khi nói đến các vấn đề an toàn, xã hội và môi trường.
Chính sách cần lập thành văn
bản và phổ biến đến các cấp quản lý, nhân viên, hội đồng quản trị, các nhà cung
cấp, nhà thầu, khách hàng của công ty và tất cả các bên liên quan khác. Điều
quan trọng là mọi người hiểu về các giá trị cốt lõi của công ty, công ty mong đợi
gì ở mọi người và những cam kết của công ty đối với các bên liên quan.
2. XÁC ĐỊNH MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TÁC
ĐỘNG
Mục tiêu chính của đánh giá rủi
ro là xác định các rủi ro an toàn, môi trường và xã hội tiêu cực tiềm tàng để công
ty có thể phát triển các chiến lược thích hợp nhằm giải quyết các rủi ro và tác
động tiềm tàng của nó.
Sau đây là những lưu ý quan
trọng cho một hệ thống đánh giá rủi ro:
• Bao gồm toàn bộ rủi ro an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp, môi trường và cộng đồng;
• Thực hiện định kỳ - ít nhất
mỗi năm một lần;
• Tiến hành khi có sự thay đổi
đáng kể về hoạt động;
• Tiến hành tại thời điểm có
sự thay đổi từ bên ngoài như luật hoặc quy định mới;
• Thu thập dữ liệu đầu vào từ
các cấp công nhân và cán bộ quản lý;
• Thu thập dữ liệu đầu vào từ
các cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan bên ngoài khác;
• Sử dụng chuyên gia tư vấn
bên ngoài, nếu nhân viên công ty không có khả năng;
• Đánh giá và ưu tiên các rủi
ro theo cả mức độ nghiêm trọng và khả năng tác động tiêu cực;
• Mức độ phù hợp với qui mô
và độ phức tạp của doanh nghiệp của bạn.
2.1. Xác định mối nguy
Có nhiều cách khác nhau để tiến
hành xác định mối nguy. Có một phương pháp phổ biến là lập bản đồ nơi làm việc
- qua đó có thể làm nổi bật mối nguy về an toàn, sức khỏe đối với công nhân và
cộng đồng.
Những mối nguy về An toàn và
sức khoẻ nghề nghiệp đối với công nhân
• Không đủ các yêu cầu kỹ thuật
về ATVSLĐ nêu trong hợp đồng;
• Không đánh giá rủi ro cho
công việc cụ thể và giám sát ATVSLĐ không đủ trình độ - đặc biệt là khi có nhiều
khu vực cùng làm việc và làm ca đêm;
• Báo cáo về an toàn và sức
khỏe không phù hợp - dẫn đến vấn đề bị bỏ.
• Làm thêm quá nhiều.
• Không có một chính sách
không khoan nhượng mạnh mẽ và thực thi nghiêm ngặt đối với rượu, ma túy và các
chất gây nghiện hoặc làm mỏi mệt khác.
• Kiểm soát ra vào nơi làm việc
thích hợp - đặc biệt là khi thực hiện những hoạt động nguy hiểm.
• Sử dụng lao động phổ thông
dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn và phơi nhiễm với các nguy cơ;
• Rào cản ngôn ngữ và khác biệt
văn hóa của công nhân nhập cư dẫn đến tăng nguy cơ tai nạn và phơi nhiễm với
các nguy cơ;
• Không trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân (PPE) cho người lao động bao gồm cả bảo vệ đầu, mắt, tay và
chân, và quần áo phản quang.
• Tử vong và / hoặc thương
tích liên quan đến:
- Rơi từ trên cao do lắp đặt,
sử dụng ván khuôn / giàn giáo / cầu thang / lan can không đúng;
- Rơi vật liệu;
- Sử dụng và bảo trì máy móc
thiết bị xây dựng không phù hợp;
- Công tác đào đất không chống
đỡ hoặc có các phương tiện bảo vệ khác;
- Đi vào không gian hạn chế
mà không có sự chuẩn bị;
- Mang vác vật nặng;
• Tiếp xúc với vật liệu xây dựng
như bụi xi măng vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại bản dữ liệu an
toàn vật liệu (MSDS).
• Tiếp xúc với bụi có chứa
các thành phần vi lượng nguy hiểm như amiăng - đặc biệt là trong quá trình phá
dỡ.
• Mức độ không an toàn của tiếng
ồn từ máy móc và trong việc phá hủy;
• Chấn thương mắt liên quan đến
công việc hàn, mài và hoạt động xây dựng khác;
• Thiếu các nước sạch và công
trình vệ sinh;
• Thiếu các công trình nhà ở
và nhà ăn thích hợp cho công nhân dẫn đến tình trạng ở quá đông, nấu thức ăn
trong phòng,…
Mối nguy An toàn, sức khỏe và
an ninh đối với cộng đồng
• Tai nạn do tăng lưu lượng
xe cộ do việc vận chuyển vật liệu xây dựng và chất thải;
• Xếp tải và dỡ tải không an
toàn của các xe hạng nặng được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng và chất
thải;
• Thuê mướn lái xe được đào tạo
kém dẫn đến có các hành vi không thích hợp (ví dụ như chạy quá tốc độ, cua gấp,
sử dụng phanh quá nhiều với các xe hạng nặng) có thể dẫn đến ồn, ô nhiễm bụi và
tai nạn;
• Không bố trí nhân lực, các
biển hiệu cảnh báo giao thông để điều khiển sự đi lại, chuyên chở người lao động,
thiết bị và hàng hóa đến và trong khu vực xây dựng;
• Xả nước không được kiểm
soát dẫn đến trầm tích (ví dụ, bụi xi măng, đất bề mặt), ngập lụt hạ lưu và tạo nên các
dòng nước không sử dụng được cho tưới tiêu hoặc sinh hoạt.
• Kém trong xây dựng công
trình tạm thời, như đường giao thông, cầu có thể sập đổ và làm chết, tổn thương
các thành viên của cộng đồng hoặc thiệt hại tài sản cộng đồng.
• Thiếu rào chắn thích hợp hoặc
kiểm soát ranh giới để ngăn chặn người xâm nhập trái phép, bao gồm cả các thành
viên của cộng đồng (đặc biệt là trẻ em);
• Tiếp xúc với bụi do sử dụng
máy móc hoặc phá hủy, có khả năng chứa các thành phần vi lượng nguy hiểm;
• Tiếp xúc với tiếng ồn, rung
động từ hoạt động khai thác, phá dỡ, khoan hoặc nghiền;
• Lây lan của HIV-AIDS và các
bệnh truyền nhiễm khác do lực lượng lao động di cư;
• Tăng sinh vật gây bệnh - muỗi,
ruồi, động vật gặm nhấm - do không quản lý chất thải lỏng và rắn;
• Nhân viên bảo vệ sử dụng vũ
lực không thích hợp.
2.2. Đánh giá rủi ro
Một khi đã xác định được những rủi ro trong
công ty, số lượng các rủi ro có thể sẽ rất lớn, việc đánh giá rủi ro sẽ giúp
công ty đánh giá tầm quan trọng của mỗi rủi ro để công ty có thể ưu tiên các rủi
ro mà cần chú ý nhất, và dành các nguồn lực cần thiết để giải quyết chúng. Nên
ưu tiên những rủi ro mà có khả năng xảy
ra cao nhất và những hậu
quả nghiêm trọng nhất nếu
chúng xảy ra. Một khi công ty đã ưu tiên cho những rủi ro nhất định, công ty có
thể phát triển một kế hoạch hành động. Trước tiên, nên tìm cách tránh hoàn toàn
những rủi ro, và ngăn ngừa các nguy cơ trở thành hiện thực. Nếu không thể thực
hiện được điều đó, công ty có thể thực hiện các bước để giảm thiểu bất kỳ tác động
tiêu cực tiềm ẩn từ những rủi ro.
3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
Chương trình quản lý của công ty nên bao gồm
các Kế hoạch hành động và các
Qui trình để giúp công ty giải quyết những rủi ro mà công ty đã xác định và ưu
tiên thông qua các công cụ trong phần 2 nêu trên. Trước tiên, nên tìm cách tránh bất kỳ tác động tiêu cực tiềm ẩn của
những rủi ro; nếu đó là không thể, nên thực hiện các bước để giảm thiểu các tác động của rủi ro; Cuối
cùng, nếu không thành công trong những nỗ lực đó, có thể đền bù, bồi thường cho các tác động tiêu cực sau khi nó đã xảy ra.
Ba công cụ của Chương trình quản lý:
• Phân tích nguyên nhân gốc rễ rủi ro.
• Lập Kế hoạch hành động
• Viết các qui trình, Hướng dẫn công việc
4. NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO
Tất
cả cán bộ, nhân viên ở mọi cấp độ của công ty được đào tạo và tham gia, người
lao động cũng như cán bộ quản lý. Nhân viên bộ phận an toàn, sức khỏe, môi trường
có thẩm quyền thực hiện. Cam kết của lãnh được phản ánh trong việc dành nguồn lực
dành cho quản lý và đào tạo về an toàn,
sức khỏe, môi trường.
4.1. Vai trò trách nhiệm quyền hạn thực hiện hệ thống
Đầu tiên, quẩn lý cấp cao của
công ty cần đưa ra cam kết. Cam kết của quản lý cấp cao bắt đầu với việc áp dụng
chính sách an toàn, sức khỏe, nhưng cam kết cần phải nâng cao hơn nữa. Hỗ trợ
quản lý cấp cao là rất quan trọng để thực hiện một hệ thống quản lý bền vững.
Quản lý cấp cao cần phải gửi một thông điệp rõ ràng, để tất cả nhân viên ở mọi
cấp độ hiểu rằng đây là một cam kết lâu dài của công ty bạn.
Ngoài cam kết quản lý cấp
cao, công ty cần có một đội ngũ chịu trách nhiệm về hệ thống, thường được gọi
là bộ phận HSE. Điều này không cần phải là một công việc toàn thời gian cho bất
cứ ai, nhưng quản lý cấp cao cần phải đảm bảo tổ chức lại các nhiệm vụ trong
báo cáo, phân bổ thời gian và thẩm quyền thích hợp để thực hiện các công việc
liên quan. Đội ngũ cán bộ này bao gồm các chuyên gia có kiến thức về môi trường, sức khỏe và an toàn, hoạt
động sản xuất, hợp đồng và cung ứng, nguồn nhân lực,…
Bộ phận HSE không nên làm việc
đơn lẻ khi xác định rủi ro và đề ra hành động để giải quyết chúng. Để thực sự
có hiệu quả, Bộ phận HSE cần phải tham khảo ý kiến với những người từ tất cả các cấp của công
ty, bao gồm cả giám sát viên và người lao động.
4.2. Đào tạo, huấn luyện về an toàn, sức khỏe và môi
trường
Bộ phận HSE cần được đào tạo chi tiết để
phát triển kiến thức và
kỹ năng cần thiết. Họ cần phải hiểu được những điều cơ bản của chu kỳ
Plan-Do-Check-Act và biết về các yếu tố của hệ thống quản lý HSE. Ngoài việc
đào tạo chi tiết cho bộ phận HSE, tất cả mọi người sẽ cần phải được đào tạo
nâng cao nhận thức để có một sự hiểu biết chung về các mục tiêu của an toàn, sức khỏe, môi trường.
Công ty cũng cần phải cung cấp các khóa đào
tạo có liên quan đến Kế hoạch hành động cụ thể của công ty và các qui trình mới.
Kiểm tra các hành động cụ thể và ai sẽ là
người thực hiện công việc. Đây là một cách nhanh chóng để xác định những gì cần
thiết phải được đào tạo cho người lao động ở các bộ phận khác nhau và mọi người
trong công ty. Hãy đánh giá về những kiến thức và kỹ năng làm mọi người cần có để thực
hiện quy trình mới, thực hiện trách nhiệm được giao và hoàn thành kế hoạch hành
động.
5.
CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Chìa khóa để ứng phó hiệu quả
là sự chuẩn bị chu đáo. Các bước sau đây sẽ giúp công ty thấy trước những tình
huống có thể và chuẩn bị cho phù hợp:
- Xác định các lĩnh vực hoạt
động hay tai nạn và trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, và các cộng đồng và cá
nhân có thể bị ảnh hưởng. Việc này nên bắt đầu trong quá trình đánh giá rủi ro
và đánh giá tác động tổng thể, thông qua quá trình phân tích, lập bản đồ vật lý
và tham vấn với người lao động, các chuyên gia và cộng đồng.
- Xây dựng quy trình ứng phó
cho từng tình huống khẩn cấp, xác định và giải thích rõ ràng những hành động cần
phải được thực hiện. Qui trình cần phải được trình bày chi tiết rõ ràng cho tất
cả mọi người trong công ty để họ hiểu những gì cần phải làm gì.
- Cung cấp các thiết bị và
nguồn lực cần thiết để thực hiện tốt các kế hoạch ứng phó.
- Phân công trách nhiệm để có
người chịu trách nhiệm thực hiện mỗi hoạt động.
- Thông tin để mọi người
trong công ty hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị và ứng phó với tình huống
khẩn cấp, bao gồm những người trong cộng đồng, là những người có thể bị ảnh hưởng.
- Cung cấp các khóa đào tạo định
kỳ để mọi người trong công ty có một cái nhìn tổng quan về hệ thống, và biết được
kế hoạch ứng phó.
- Làm việc với các cơ quan
chính phủ và các nhóm cộng đồng để xác định các khu vực nơi công ty có thể phối
hợp để ứng phó hiệu quả với các tình huống nội bộ và bên ngoài.
- Tiến hành kiểm tra định kỳ
và diễn tập để kiểm tra hệ thống làm việc tốt như thế nào và phải đánh giá lại
rủi ro để phản ánh những thay đổi.
- Hãy nhớ rằng, điều quan trọng
là các kế hoạch ứng phó khẩn cấp được phù hợp với từng địa điểm cụ thể. Thậm
chí nếu có các hoạt động tương tự tại hai địa điểm khác nhau, nó không có nghĩa
rằng các kế hoạch khẩn cấp tương tự sẽ có hiệu quả ở cả hai địa điểm. Một kế hoạch
ứng phó khẩn cấp tại mỗi địa điểm cần được xem xét một cách độc lập cho phù hợp.
6. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
Giám sát và đánh giá là những thành phần quan trọng
của Hệ thống, hai hoạt động này cho phép công ty kiểm tra và điều chỉnh hệ thống
của mình. Lãnh đạo cần phải theo dõi các kế hoạch hành động của công ty để đảm
bảo rằng chúng được thực hiện và các qui trình của công ty đang đang được theo
dõi. Công ty muốn chắc chắn rằng Hệ thống của mình đang giải quyết các rủi ro
liên quan và thúc đẩy cải tiến lâu dài trong công ty. Mục tiêu của Hệ thống là
để tạo nên sự sự thay đổi cơ bản trong công ty của mình; Hệ thống giúp công ty
chuyển đổi từ một phương pháp phản ứng thụ động sang cách tiếp cận phòng ngừa.
Thay vì giải quyết các vấn đề sau khi nó đã xảy ra (hành động khắc phục), Hệ thống
quản ný an toàn cho phép công ty ngăn chặn các vấn đề rủi ro phát sinh ngay từ
nguồn (hành động phòng ngừa). Giám sát và đánh giá quản lý cung cấp cho công ty
những thông tin cần thiết để thực hiện quá trình cải tiến.