Trong những năm gần đây,Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối nhằm chỉnh trang, nâng cấp các đô thị hiện hữu. Qua đó, đã yêu ngành yêu cầu ngành Xây dựng đánh giá các công trình cũ trong đô thị để có kế hoạch cải tạo sửa chữa các công trình này. Trong đó, việc kiểm định đánh giá các công trình cũ trong đô thị là việc làm cấp thiết, là cơ sở của việc cải tạo chỉnh trang đô thị.
Chính vì vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm trình bày các phương pháp đánh giá các công trình cũ, cũng như một số vấn đề còn tồn tại bất cập và kiểm định các công trình cũ. Từ đó, trao đổi đóng góp có ý nghĩa cho công tác cải tạo sữa chữa lại công trình cũ hiện nay trong đô thị.
Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởngCục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựngcho biết, hiện nay, ở nước ta còn tồn tại nhiều công trình cũ đã xây dựng rất lâu và công trình này đã bị xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thời gian gần đây đã xảy ra các sự cố ở công trình cũ như số 107 Trần Hưng Đạo, 47 Huỳnh Thúc Kháng(Hà Nội), hay gần đây nhất là sự cố ở ngay TP Quy Nhơn. Chính vì vậy, năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05 về việc triển khai rà soát kiểm định đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị.
Ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phát biểu tại Hội thảo.
Theo PGS.TS. Trần Chủng - Phó Chủ tịch Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam cho biết: suốt thời gian công trình tồn tại trong quá trình sử dụngcông trình sẽ bị xuống cấp không còn khả năng chịu tải tốt như công trình mới. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình trong suốt quá trình sử dụng là đa dạng, có thể tác động riêng rẽ hay đồng thời nhằm làm suy giảm tuổi thọ công trình. Để đảm bảo tình trạng chất lượng công trình luôn đáp ứng công năng mong muốn, công tác bảo trì nhất là công tác bảo trì phòng ngừa có vai trò cực kỳ quan trọng.
Một công trình cũ tại Đồng Nai.
“Trong công tác bảo trì, nhiệm vụ đầu tiên là “phòng ngừa” và sau đó mới là “sửa chữa”. Vì vậy, bảo trì phòng ngừa là công tác bảo trì được tiến hành theo các khoảng thời gian định trước hoặc theo các tiêu chí được mô tả và được dự định để giảm xác xuất phá hoại hoặc sự xuống cấp chức năng của một hạng mục. Chúng ta có thể hiểu nội dung này tương tự như công tác “phòng bệnh” quan trọng hơn “chữa bệnh” đối với con người. Muốn đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần thường xuyên quan tâm tới chế độ chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc hoặc dùng thuốc để ngăn không có nguy cơ mắc bệnh.
Trong lĩnh vực “Bệnh học công trình”, kiểm định chất lượng công trình chính là công tác “thăm, khám bệnh” cho công trình xây dựng. Vì lẽ đó, công tác kiểm định có vai trò quan trọng trong chiến lược bảo trì phòng ngừa cho công trình xây dựng”, ông Chủng chia sẻ thêm.