BAN
CHỈ ĐẠO TUẦN LỄ QUỐC GIA AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ TRUNG ƯƠNG
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 4220 /LĐTBXH-ATLĐ
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
|
V/v hướng dẫn khen thưởng công tác
an toàn, vệ sinh
lao động - Phòng chống cháy nổ
hàng
năm tại Tuần lễ Quốc gia
|
Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty hạng đặc biệt.
|
|
|
|
|
|
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Công văn số 722/CP-VX ngày 14/7/1999 về việc tổ chức Tuần lễ
quốc gia về bảo hộ lao động, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sử
dụng lao động, người lao động và các cấp, các ngành đối với công tác an toàn, vệ
sinh lao động - Phòng chống cháy nổ (AT,VSLĐ-PCCN), đẩy mạnh các hoạt động cải
thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, hướng tới “Xây dựng và phát triển
văn hóa an toàn trong lao động”, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền
vững. Từ năm 1999 đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (với vai trò Trưởng
ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia AT,VSLĐ-PCCN Trung ương) đã chủ trì phối hợp với Bộ
Y tế, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chỉ đạo việc tổ chức, phát động
trên phạm vi toàn quốc, tổng kết đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các
hoạt động của Tuần lễ quốc gia, đảm bảo các tiêu chí: Tiết kiệm, hiệu quả, hướng
tới cơ sở và người lao động trực tiếp.
Để ghi nhận và biểu dương sự
đóng góp của các cá nhân và tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong
công tác AT,VSLĐ-PCCN nhân dịp tổ chức Tuần lễ Quốc gia. Căn cứ vào Luật Thi
đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác
thi đua, khen thưởng ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, nay Ban chỉ đạo tuần
lễ hướng dẫn khen thưởng hàng năm tại Tuần lễ Quốc gia AT,VSLĐ-PCCN, cụ thể như
sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Các cá
nhân, tập thể thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp
tác xã, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc lực lượng vũ trang (gọi chung là
doanh nghiệp) bao gồm cả các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất có thành
tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác AT,VSLĐ-PCCN đều được xem xét, biểu
dương khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
II. DANH HIỆU THI ĐUA,
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1.
Danh hiệu thi đua
a) Cờ
thi đua xuất sắc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
2.
Hình thức khen thưởng
a) Bằng
khen Thủ tướng Chính phủ
b) Bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
c) Giấy
khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động
III. TIÊU CHUẨN
Thành
tích làm căn cứ để xem xét khen thưởng hàng năm dựa trên kết quả của các năm
trước liền kề với năm xét tặng, cụ thể như sau:
1. Cờ
thi đua xuất sắc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Cờ thi
đua xuất sắc được tặng cho các tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc dẫn đầu
phong trào thi đua trong công tác AT,VSLĐ-PCCN và đạt các tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số
30/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ
Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ được tặng cho các cá nhân, tập thể có 03 năm liên
tục trở lên gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác AT,VSLĐ-PCCN và
đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013, Điều 23 Nghị định số
65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ.
3. Bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tặng cho các cá
nhân, tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước có thành tích xuất sắc trong công tác AT,VSLĐ-PCCN và đạt các tiêu
chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Giấy
khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động
a) Giấy
khen để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
* Đối với cán bộ chuyên trách hoặc bán
chuyên trách về bảo hộ lao động của các doanh nghiệp
- Đề xuất các kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện
đúng và đủ các văn bản pháp quy về bảo hộ lao động, AT,VSLĐ; đề xuất sáng kiến
cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;
-
Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát công tác AT,VSLĐ-PCCN thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách; trong năm không để xảy ra cháy, nổ;
-
Lập và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, sổ sách và tài liệu cần thiết có liên quan đến
công tác bảo hộ lao động theo quy định;
-
Nắm chắc số lượng và tình trạng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về AT,SVLĐ; có kế hoạch kiểm tra định kỳ và thực hiện đúng
việc kiểm tra định kỳ các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về AT,VSLĐ; có báo cáo về kết quả kiểm tra định kỳ, kiến nghị tham
gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Tham gia đầy đủ các khoá huấn luyện AT,VSLĐ theo quy
định của pháp luật.
*
Đối với người lao động trong các doanh nghiệp
-
Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm AT,VSLĐ không để xảy ra tai
nạn lao động, sự cố máy, thiết bị, cháy, nổ;
-
Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện phòng chống cháy, nổ
đúng mục đích và hiệu quả;
-
Tham gia tích cực trong phong trào an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh
nghiệp; phát hiện và tham gia xử lý loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
*
Đối với cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp
-
Tổ chức quản lý, thực hiện tốt các nội dung tiêu chuẩn khen thưởng của doanh
nghiệp quy định tại khoản 1, điểm b mục 4 phần II;
-
Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động bảo đảm AT,VSLĐ.
b) Giấy
khen để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
* Đối với doanh nghiệp
-
Hàng năm có kế hoạch bảo hộ lao động đáp ứng được yêu cầu AT,VSLĐ-PCCN, có dự
trù kinh phí, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển
sản xuất;
-
Có quy định phân công rõ chế độ trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động đối với
từng cấp, từng chức danh quản lý; có cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách
làm công tác bảo hộ lao động, có mạng lưới an toàn viên, có lực lượng phòng
cháy, chữa cháy hoạt động hiệu quả;
-
Có nội quy an toàn, quy trình sản xuất an toàn, nhiều biện pháp và đầu tư để cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động;
-
Thực hiện đúng và đầy đủ các chế độ, quy định về bảo hộ lao động theo quy định
của pháp luật, cụ thể:
+
Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật; khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ; trang bị các phương tiên bảo vệ cá nhân, phương tiện
cấp cứu theo quy định và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, đảm bảo sử dụng hiệu
quả những trang bị đó;
+
Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+
Kiểm định các loại máy, thiết bị vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn vệ sinh lao động;
+
Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;
+
Thực hiện tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
+
Thực hiện chế độ báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo
quy định.
-
Trong năm doanh nghiệp không để xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc bị
thương nhiều người, không xảy ra cháy nổ (tai nạn giao thông được coi là tai nạn
lao động không tính để xét khen thưởng);
-
Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.
-
Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,
phát động Tuần lễ quốc gia về AT,VSLĐ-PCCN.
*
Đối với tập thể các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất
-
Có đủ các phương án đảm bảo an toàn lao động và có các biện pháp để tổ chức tốt
các phương án đó; chấp hành nghiêm các nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn,
vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
-
Có an toàn viên, vệ sinh viên hoạt động tích cực, hiệu quả;
-
Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám
sát việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện
phòng chống cháy nổ, phương tiện cấp cứu;
-
Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, khắc phục
kịp thời các nguy cơ sự cố về an toàn vệ sinh lao động;
-
Trong năm doanh nghiệp không để xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị
thương nặng nhiều người (tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động không
tính để xét khen thưởng), không để xảy ra cháy, nổ.
IV. TUYẾN TRÌNH KHEN
Các tập thể và cá nhân đề nghị khen thưởng lập hồ sơ gửi
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty hạng đặc biệt).
Cơ
quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, xác nhận vào báo cáo thành tích của tập
thể và cá nhân đề nghị khen thưởng và lập hồ sơ gửi về Cục An toàn lao động, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
V. THỦ TỤC, THỜI GIAN GỬI
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Đối với Bằng khen Thủ tướng
Chính phủ
Thực hiện theo quy định tại Điều
53, Điều 58 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, khoản 1,
khoản 53 Điều 1 Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ (hồ sơ bao gồm: Tờ trình, biên bản, báo cáo
thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng và hiệp y khen thưởng của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Đối với các hình thức khen
thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ
Thực hiện theo quy định tại khoản
2 Điều 27 Thông tư số 30/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Hàng năm, các Bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp chủ động lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo tuyến trình
khen và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục An toàn lao động)
trước ngày 15/01 để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.
Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia AT,VSLĐ-PCCN
Trung ương sẽ lựa chọn một số cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc nhất trình Bộ
trưởng xét tặng Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen Bộ, xét trình Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen. Kết quả khen thưởng sẽ được công bố và trao tặng tại Lễ mít
tinh phát động Tuần lễ Quốc gia hàng năm.
Các Bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp tổ chức trao thưởng cho các cá nhân, tập thể vào thời gian, địa điểm
thích hợp. Việc tổ chức khen thưởng ở Trung ương và địa phương nên thực hiện lồng
ghép với hoạt động mít tinh phát động hoặc hội thảo chia sẻ những kinh nghiệm
hay, những gương điển hình tốt, hoặc những sáng kiến cải thiện điều kiện lao động,
tạo ra diễn đàn hữu ích để các cá nhân, tập thể thuộc các Bộ, ngành, địa
phương, doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm, nhằm nhân rộng điển hình tiên tiến
trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương và toàn quốc./.
Nơi
nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để
báo cáo);
- Thứ trưởng
Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch
Hội đồng TĐKT Bộ;
- Cục An toàn
lao động;
- Lưu: VT,
P.TT-TĐ.
|
KT.
TRƯỞNG BAN
PHÓ
TRƯỞNG BAN
(đã
ký)
THỨ
TRƯỞNG BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Doãn Mậu Diệp
|