Rủi ro nói chung xuất phát từ nguồn có thể gây rủi ro, tức là các nguồn
nguy hiểm hay là các mối nguy hiểm. Các nguồn nguy hiểm có thể gây rủi ro sẽ
phát sinh sự cố khi và chỉ khi khả năng xẩy ra sự cố là 100% (hay là xác suất
xẩy ra là 1), Nhưng sự cố mặc dù đã xẩy ra nhưng chưa chắc đã gây nên hậu quả
gì, có thể do sự cố xẩy ra ở quá xa các đối tượng nhạy cảm với mối nguy, hoặc
cường độ các nguy hiểm là nhỏ so với đối tượng nhạy cảm; nghĩa là khi đó hậu
quả là “0”. Trong trường hợp này “RỦI RO” được coi là “0” hay không có rủi ro
mặc dù có mối nguy hiểm nhất định. trong trường hợp xác xuất sự cố thấp hơn
100%, các nguồn nguy hiểm có thể sẽ không bao giờ xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, trên thực tế không thể chắc chắn là sự cố không xẩy ra, vì sự
cố sẽ có thể xẩy ra trong một hoàn cảnh hay điều kiện nào đó. Việc xác định khả
năng xẩy ra sự cố từ một nguồn nguy hiểm được gọi là ước định xác suất. Giá trị
của xác suất là từ “0” (nghĩa khi hoàn toàn không thể xẩy ra, cho đến “1” nghĩa
là chắc chắn sự cố sẽ xẩy ra. Giá trị càng gần với “1” bao nhiêu thì có nghĩa
độ chắc chắn càng cao bấy nhiêu). Chính vì vậy ước định xác suất là một bài
toán dự báo (cho phép có sai số) dựa trên các mô hình, số liệu thống kê và kinh
nghiệm.
Việc xác định hậu quả của một sự cố khi sự cố chưa xẩy ra là dựa hoàn
toàn trên các giả thiết, các giả thiết này dựa trên hoàn cảnh thực tế của khu
vực có tồn tại các mối nguy hiểm, mối tương quan giữa mối nguy hiểm và các đối
tượng nhạy cảm (con người, môi trường, địa hình, thời tiết, điều kiện xã hội…).
Hoàn toàn có khả năng cùng một mối nguy hiểm, cùng 1 khả năng (xác suất) xẩy
ra, nhưng hậu quả nếu như sự cố xẩy rư từ mối nguy hiểm đó là khác nhau nếu xem
xét ở các khu vực khác nhau. Do đó việc ước định hậu quả của sự cố chính
là quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá dựa trên các kịch bản (các
giả định). Rủi ro do phát thải hóa chất được tính bằng tích số của tính nguy
hiểm và mức độ tiếp xúc của đối tượng với hóa chất nguy hại.
Công thức tổng quát để xác định mức độ rủi ro:
RỦI RO = NGUY HIỂM x TIẾP
XÚC
Trong đó, ý nghĩa của
các tham số là:
Nguy hiểm (hazard) là một đặc trưng của hóa chất hay chất thải, gắn liền
với tính chất hóa lý và độc tính hay độc tính sinh thái của hóa chất hay chất
thải đó. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm còn được đặc trưng bởi khối lượng phát thải
hóa chất.
Tiếp xúc hay phơi
nhiễm (exposure) là phương thức và
mức độ hóa chất hay chất thải gây ra các tác động đến môi trường hay các hệ
sinh thái nói chung hay con người nói riêng. Tiếp xúc hay phơi nhiễm gây tác
động cho môi trường và con người (sức khỏe/tính mạng) phụ thuộc vào nồng độ hóa
chất hay chất thải và cường độ tiếp xúc tới đối tượng chịu rủi ro trong một đơn
vị thời gian.
Nếu tính nguy hiểm (độ nguy hiểm và khối lượng) càng lớn thì rủi ro càng lớn,
đồng thời tiếp xúc càng lớn (nồng độ hóa chất càng lớn và tổng thời gian tiếp
xúc càng lớn) thì rủi ro càng lớn. Như vậy, phát thải hóa chất sẽ có rủi ro lớn
khi hóa chất phát thải có độ nguy hiểm cao, khối lượng phát thải lớn), cường độ
tiếp xúc với hóa chất cao, thời gian tiếp xúc dài, hay tần suất tiếp xúc với
hóa chất phát thải lớn.
Hình 1. Sơ đồ quy trình đánh
giá rủi ro
Quá trình đánh giá rủi
ro tới sức khỏe con người đối với hóa chất độc hại thường được thực hiện theo 4
bước như sau:
1.
Nhận diện nguy hiểm từ loại hình công nghiệp với đặc trưng phát thải hóa chất
độc hại;
2.
Đánh giá phát thải hóa chất độc hại;
3.
Đánh giá liều phơi nhiễm gây rủi ro về sức khỏe con người và vi sinh vật của
các hóa chất độc hại;
4.
Đánh giá các yếu tố gây rủi ro.
Hiện nay có nhiều phương
pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá định lượng sự tiếp xúc với hóa chất của con
người. Phương pháp trực tiếp bao gồm các phép đo sự tiếp xúc với hóa chất tại
điểm tiếp xúc và thời điểm phát thải. Ngoài ra có các phương pháp gián tiếp
liên quan đến việc ngoại suy các mức độ tiếp xúc từ các phép đo khác, sử dụng
dữ liệu đã có ví dụ như nồng độ hóa chất trong máu, nước tiểu, tóc, hay trong
các sinh vật, động vật cấp thấp ... rồi từ đó ước tính liều phơi nhiễm đến con
người.