Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

Thiếu quan tâm đến ATVSLĐ, hệ lụy khôn lường

Vẫn biết là công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là rất thiết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng vì lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua, hoặc thực hiện một cách đối phó, hình thức. Tình trạng này đã dẫn đến những hệ lụy khôn lường

I. Mới có khoảng 35-36,7% doanh nghiệp đảm bảo ATVSLĐ

Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trường và văn hóa trong sản xuất.

Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm có hại và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phần góp phần thúc đẩy quá tŕnh phát triển chung của đất nước, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế -xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xă hội của nước ta.

Trên thực tế, các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đã có, nhưng nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, cắt giảm chi phí, nên chưa tuân thủ đầy đủ.

Ông Vũ Anh Đức - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, qua việc đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động, tình hình chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh lao động đã có chuyển biến nhất định. Ở các doanh nghiệp lớn, ý thức chấp hành các quy định cũng như việc đầu tư cho công tác này đã được coi trọng. Tuy nhiên, ở không ít doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, người lao động và người sử dụng lao động nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác này.

“Đa phần người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuất thân từ nông dân, trên 60% chưa qua đào tạo về nghề nghiệp, ý thức chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao động chưa tốt. Trong khi đó, nhiều người sử dụng lao động cho rằng, đầu tư cho công tác an toàn vệ sinh lao động, thì chi phí tăng, dẫn đến tăng giá thành, mà chưa thấy rằng, đó chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.... Do đó, họ chỉ thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động mang tính hình thức, đối phó”, ông Đức chỉ rõ.

Theo Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mục tiêu mà Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đề ra là mỗi năm Việt Nam phấn đấu giảm 5% số vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người, giảm 10% người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, 80% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh cao được khám bệnh.… Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này tương đối khó khăn khi còn nhiều doanh nghiệp lơ là với công tác an toàn vệ sinh lao động.

Qua thống kê, cả nước mới có khoảng 35-36,7% doanh nghiệp đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh lao động.



Doanh nghiệp tham gia đăng ký thi đua thực hiện phong trào

“Doanh nghiệp Xanh - Sạch - Đẹp” tại TP. Đà Nẵng

II. Hệ lụy khôn lường

Số liệu thống kê của Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho thấy, mỗi năm cả nước có tới hơn 600 người chết vì tai nạn lao động.

Theo biên bản điều tra, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn an toàn lao động chết người chủ yếu do chủ sử dụng lao động (chiếm 72,7%) không có các biện pháp đảm bảo an toàn lao động như không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, thiết bị lao động không đảm bảo, không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động...; 13,4%, là do người lao động không thực hiện đúng quy trình lao động, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.

Riêng năm 2014, cả nước xảy ra hơn 6.700 vụ tai nạn lao động, làm gần 7.000 người gặp nạn, trong đó có 592 vụ tai nạn chết người, khiến 630 lao động thiệt mạng.

“Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn lao động chủ yếu do thiết bị máy móc chưa đảm bảo chiếm khoảng 20% số vụ tai nạn lao động, không huấn luyện cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động chiếm khoảng 11,4%, 11,9% là do người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn vệ sinh lao động”, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết.

Điều đáng lo là đây mới chỉ là con số thống kê số người chết do các sở lao động, thương binh và xã hội địa phương báo cáo. Trên thực tế, con số này còn cao gấp 3-4 lần khi đối chiếu với sổ khai tử ở xã phường và bệnh viện.

III. Vậy, cần phải làm gì?

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của họ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bởi, một khi tai nạn lao động xảy ra sẽ khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho cả người sử dụng lao động và người lao động, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút.

Thực tế, bản thân doanh nghiệp cần hiểu rõ và thay đổi tư duy về vai trò của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Để làm được điều này, Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, để giảm số vụ tai nạn lao động, cùng với doanh nghiệp, việc đầu tiên phải nâng cao ý thức người lao động trong quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.

Muốn vậy, người lao động phải được huấn luyện qua các khóa ngắn ngày để biết quy định về vệ sinh an toàn lao động.

Doanh nghiệp sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận vệ sinh an toàn lao động tại doanh nghiệp để hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn lao động tại cơ sở.

Đồng thời, các doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và điều kiện cơ sở vật chất, vốn, tìm biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng hiện đại, nhằm khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe công nhân.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp, xử phạt nghiêm minh đối với những đơn vị vi phạm. Đặc biệt, phải hạn chế cấp phép thành lập doanh nghiệp đối với những đơn vị sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.

Với những nhà máy mới đưa vào hoạt động, các cơ quan chức năng cũng phải yêu cầu lập hồ sơ vệ sinh lao động. Bởi, trong quá trình khảo sát lập hồ sơ vệ sinh lao động, các đơn vị sẽ phát hiện những yếu tố về môi trường lao động, khí hậu, hóa chất, hơi khí độc... để có giải pháp ngăn chặn, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động./.

An Nhi

Theo Kinh tế và dự báo

1744

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Xây dựng, Tháng Công nhân năm 2023 và phát động thi đua tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 (27/4/2023)

Nghiệm thu các Nhiệm vụ Khoa học công nghệ do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện (21/11/2020)

Hội thảo “Giải pháp công nghệ tiên tiến để quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình” (9/12/2019)

Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng làm việc với Cơ quan An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc (KOSHA) (7/12/2019)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. (25/6/2019)

Phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão năm 2019 (22/6/2019)

Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn, Vệ sinh lao động ngành Xây dựng năm 2019 (18/5/2019)

Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 (4/5/2019)

Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2019 (19/4/2019)

Thư mời tham dự khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ KĐKT an toàn cho máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ sử dụng trong thi công xây dựng công trình. (28/6/2018)

 
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT