ThS. Đỗ Việt Đức
Ban
QHLĐ, Tổng LĐLĐV
I.
TNLĐ trong xây dựng, những con số nhức nhối
Trong những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015, lĩnh vực
xây dựng trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, sự cố công trình, thiết bị
thi công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, như: Vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày
25/3/2015 (Dự án Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm 13
người chết và 29 người bị thương; Vụ một cần cẩu bị đứt cáp đă khiến 3 người đi
đường tử vong tại chỗ ngày 05/5/2015, tại đường ĐT-842, phường An Lộc, thị xă
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; Các vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà
Đông, khiến 01 người đi đường chết tại chỗ, nhiều người bị thương, Vụ
tai nạn tại công trình thi công đường sắt trên cao tại Hà Nội đã xảy
ra chiều ngày 12/5/2015, làm bị thương 2 người tham gia giao thông, trong đó
có một phụ nữ mang thai, Vụ sập giàn giáo tại công trình Toà nhà văn phòng
Nam Sài Gòn, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào 7giờ 35 phút
sáng ngày 10/7/2015 khiến 3 người tử vong và 5 người bị thương... và nhiều
vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà
Tĩnh và các địa phương khác…
Hiện nay, theo các thống kê thì ngành xảy ra nhiều TNLĐ
nghiêm trọng nhất trong những năm qua chính là ngành xây dựng, xây lắp công trình
dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ TNLĐ chết người và cũng từng ấy
số nạn nhân tử vong. Riêng trong năm 2014, đă xảy ra 6.709 vụ TNLĐ làm 6.941
người bị nạn trong đó: Số vụ TNLĐ chết người là 592 vụ, làm 630 người chết. Ba
ngành có tỉ lệ TNLĐ cao nhất là xây dựng, khai khoáng và hóa chất. Số liệu thống
kê tổng hợp năm 2014, từ các biên
bản điều tra TNLĐ chết người trên địa bàn cả nước, thì TNLĐ liên quan đến lĩnh
vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết;
Việt Nam hiện có 30 bệnh nghề nghiệp (BNN) đă được đưa
vào danh mục BNN được thanh toán Bảo hiểm y tế. Tổng số cộng dồn lên tới gần 29
nghìn NLĐ được Bảo hiểm xă hội Việt Nam thanh toán hì mắc BNN. Trong đó, hơn
75% là trường hợp mắc các bệnh phổi do có liên quan tới bụi phổi silic. Bệnh do
tiếng ồn nghề nghiệp khoảng 10%, số còn lại là các bệnh do nhiễm hóa chất. Tuy
nhiên, công tác dự phòng BNN trong các khu công nghiệp, xây dựng vẫn còn nhiều
hạn chế.
Chỉ tính riêng trong ngành xây dựng tại một số địa phương
đang có nhiều công trình xây dựng, TNLĐ trong thi công công trình đang diễn ra
rất nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp. Theo số liệu thống kê trong 2 năm
2013 và 2014 trung bình hàng năm chiếm khoảng 30% tổng số vụ TNLĐ. Năm 2013,
thành phố Hồ Chí Minh để xảy ra 822 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đă
chiếm tới 90 vụ, trong đó có tới 49 vụ chết người (54%). Năm 2014, tổng số vụ
TNLĐ của thành phố Hồ Chí Minh là 1.171 vụ thì ngành xây dựng đă chiếm tới 100
vụ TNLĐ, trong đó có 68 vụ TNLĐ chết người (68%). Ở Hà Nội, Năm 2013 để xảy ra
126 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đă chiếm tới 35 vụ, làm chết 13 vụ
chết người (chiếm 37%). Năm 2014, tổng số vụ TNLĐ của thành phố Hà Nội là 132
vụ thì ngành xây dựng đă chiếm tới 33 vụ TNLĐ, làm chết 8 người (chiếm 24%). Tại
tỉnh Hà Tĩnh năm 2013 để xảy ra 59 vụ TNLĐ chết người thì ngành xây dựng đă
chiếm tới 16 vụ, làm chết 4 người (chiếm 25%). Năm 2014, tổng số vụ TNLĐ của Hà
Tĩnh là 38 vụ thì ngành xây dựng đă chiếm tới 15 vụ TNLĐ, làm 9 chết người
(chiếm 60%).
Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ
TNLĐ và BNN trong lĩnh vực xây dựng là rất nghiêm trọng. Trên thực tế con số
này còn lớn hơn nhiều. Theo nhiều cuộc điều tra khảo sát, cũng như dễ thấy trên
thực tế là các nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay sử dụng rất nhiều lao động
phổ thông, các lao động phổ thông này làm việc theo hợp đồng thời vụ hoặc theo
công việc, không có đóng bảo hiểm xă hội, bảo hiểm tai nạn. Khi tai nạn xảy ra,
chủ thầu thường tìm cách thỏa thuận với người nhà nạn nhân dàn xếp việc đền bù.
Họ thường khai với cơ sở y tế và cơ quan chức năng là các tai nạn này do các
nguyên nhân khác.
II.
Nâng cao trách nhiệm
quản lý Nhà nước về ATVSLĐ
trong xây dựng
Hiện nay, các qui định về ATVSLĐ cũng khá đầy đủ, từ các
quy định tại Bộ Luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Xây dựng... hệ
thống các quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, công trình đă được
ban hành. (Luật Xây dựng, Bộ Luật
Lao động, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014
/BXD), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ đối với thiết bị nâng: QCVN 07:
2012/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị
nâng; QCVN: 02/2011/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
lao động đối với thang máy điện; QCVN 12: 2013/ BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo; QCVN 13:
2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng
điện; QCVN 16: 2013/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động
đối với máy vận thăng; QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia an toàn
trong xây dựng của Bộ Xây dựng; các QCVN về ATLĐ đối với Cần trục, Cầu trục -
cổng trục đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội hoàn thiện các thủ tục,
dự kiến ban hành trong năm 2015) đã nêu ra các biện pháp kỹ thuật, tổ
chức và quản lý an toàn.
Theo báo cáo của các tổ chức kiểm định đến hết tháng
12/2014 đã kiểm định được 2.323.348 thiết bị (trong đó có 2.225.541 chai chứa
khí; 97.807 là các thiết bị nâng, thang máy và các thiết bị áp lực). Số thiết
bị đă được kiểm tra chất lượng nhập khẩu 4.587.512 (cụ thể: 616.420 thiết bị
nồi hơi, bình, chai chịu áp lực; 44.227 thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn và
3.926.865 phương tiên bảo vệ cá nhân).
Bộ LĐTBXH đă ban hành hàng chục văn bản, 24 Quy chuẩn kỹ
thuật ATLĐ, 27 quy trình kiểm định kỹ thuật ATLĐ; Công tác huấn luyện, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được tăng
cường, có gần 700 học viên đã tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ
kiểm định kỹ thuật ATLĐ; thực hiện kiểm tra công tác kiểm định kỹ thuật ATLĐ ở
một số Bộ, Ngành, Địa phương.
Trong năm 2014, theo số liệu thống kê của Bộ LĐ-TB và XH
đã có gần 5 triệu lượt người được huấn luyện ATVSLĐ, trong đó: Các đơn vị hoạt
động dịch vụ huấn luyện: 2.275.432 người; Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ:
110.000 người; Các doanh nghiệp tự huấn: 2.539.868 người. Đến đầu năm 2015 Bộ LĐ - TB và XH đã có Quyết định chỉ định thêm 10
tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa; gần 30 tổ chức kiểm định và 120
tổ chức huấn luyện ATVSLĐ. Đào tạo cho gần 4000 giảng viên ATVSLĐ.
Đối với các vụ TNLĐ và sự cố nghiêm
trọng xảy ra gần đây trong các công trình xây dựng, trên cơ sở các nguyên nhân
gây ra sự cố, tai nạn, phạm vi trách nhiệm và mức độ sai phạm của các chủ thể
tham gia xây dựng công tŕnh để xảy ra sự cố, tai nạn, các Bộ LĐ-TB và XH, Bộ
Xây dựng, Bộ Giao Thông - Vận tải, Bộ Công Thương và các địa phương đă có nhiều
chỉ đạo, giải pháp, tăng cường thanh tra, kiểm tra và các hình thức xử lý, cụ
thể như sau: Xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền bồi thường thiệt hại chi phí
cứu hộ, cứu nạn, chi phí điều tra giải quyết sự cố; Đình chỉ hoạt động trực
tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng; Đình chỉ hoạt động khảo sát, thiết kế; Tước
quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề; Đình chỉ giám sát thi công; Đình chỉ chỉ huy
trưởng, quản lư công trường; Khởi tố điều tra (Vụ tai nạn tại Formosa Hà Tĩnh).
Trong đó phân định rõ trách nhiệm
của các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, tư vấn giám
sát, đơn vị thi công các nhà thầu liên quan được xác định trên cơ sở đánh giá
nguyên nhân gây sự cố, tai nạn công trình, đánh giá nguy cơ rủi ro và công tác
quản lý an toàn công trình, trong đó các lỗi vi phạm chính, như sau:
Chủ đầu tư: Không đủ điều kiện năng lực và không thực hiện đúng
trách nhiệm, nghĩa vụ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
như: Luật Xây dựng, Luật lao động và các văn bản khác có liên quan khi lựa chọn
nhà thầu giám sát, thi công; Không thực hiện hết trách nhiệm về giám sát công tác khảo sát,
đánh giá điều kiện an toàn; nghiệm thu kết quả khảo sát, đánh giá, nghiệm thu không đúng thiết
kế; Kéo dài thời gian dừng thi
công nhưng không có điều chỉnh thiết kế để có biện pháp điều chỉnh thi công,
biện pháp an toàn phù hợp và tự quản lư dự án khi không đủ điều kiện
năng lực.
Đơn vị chịu trách nhiệm
thiết kế kỹ thuật: Thiết
kế không đúng so với điều kiện thi công thực tế, tư vấn thiết kế chưa dự tính
đầy đủ các yếu tố rủi ro, điều kiện đảm bảo an toàn trong quá tŕnh thi công
công trình, đặc biệt trong điều kiện thi công chậm kéo dài, địa chất phức tạp,
điều kiện thi công quá gần, hay tiếp giáp với khu dân cư, giao thông của người
dân.
Nhà thầu thi công: Lựa chọn phương án,
biện pháp thi công chưa phù hợp hoặc không đảm bảo so với các điều kiện thi
công thực tế về không gian, thời gian; Chủ quan, thiếu sót không tổ chức kiểm tra,
đánh giá kịp thời lại điều kiện an toàn, ổn định của công trình trước khi tổ chức
thi công; Không lập biện pháp ứng cứu an toàn trong các trường hợp, tình huống
mất an toàn.
Nhà thầu giám sát: Không theo dõi sát sao các hoạt động thi công của nhà thầu thi công; Đồng ý
nghiệm thu trong khi thi công không đúng hoặc không đảm bảo so với thiết kế;
Thực hiện giám sát khi chưa đủ năng lực giám sát thi công công trình.
III.
Phối hợp đồng bộ, tăng cường các giải pháp đảm bảo
ATVSLĐ trong xây dựng
Như
vậy, để ngăn ngừa các vụ TNLĐ gây
ra trong quá trình thi công trên công trường xây dựng do các máy, thiết bị (cần
cẩu, giàn giáo,…), phương tiện bảo vệ cá nhân ... tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về an toàn lao
động, an toàn xây dựng, an toàn trong thi công công trình cũng đã chỉ rõ các
biện pháp kỹ thuật, tổ chức, quản lý. Ví dụ: các thiết bị này đều phải được
thiết kế, lắp dựng, vận hành theo đúng các quy định kỹ thuật, được các đơn vị
kỹ thuật độc lập đánh giá, kiểm định kỹ thuật an toàn kiểm tra, xác nhận độ an
toàn trước khi đưa vào sử dụng, được những người có chuyên môn, được huấn luyện
ATVSLĐ vận hành, sử dụng; có các biện pháp che chắn đối với các hành lang, lối
đi lại dưới các thiết bị này đảm bảo an toàn; có quy định việc bố trí thời giam
làm việc hạn chế ảnh hưởng đến người dân xung quanh, có cảnh báo, có người cảnh
giới ATLĐ trong khi vận hành… Do đó, việc thực hiện các biện pháp này phải thật
sự đầy đủ, nghiêm túc và được giám sát chặt chẽ mới có thể phòng ngừa được các
tai nạn tương tự tái diễn.
Trước hàng loạt
các vụ TNLĐ và sự cố nghiêm trọng xảy ra, Bộ LĐTBXH đã có văn bản số 4198 và số
4199 ngày 7/11/2014 chỉ đạo các UBND các tỉnh, thành phố tăng cường rà soát,
thanh kiểm tra an toàn vệ sinh lao động ở những nơi đông người, đặc biệt là các
công trình xây dựng tiếp giáp với các khu dân cư, các đường giao thông đông
người đi lại. Bộ đã cử nhiều đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo khắc phục các sự
cố tai nạn tại các địa phương như vụ sập hầm thủy điện tại Lâm Đồng, Vụ tai nạn
tại Formosa, Hà Tĩnh.
Các ngành Giao
thông - Vận tải, xây dựng và Công thương có trách nhiệm trong việc quản lý các
Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, đặc biệt là các Tổng thầu và các nhà thầu
thuộc trách nhiệm quản lý. Trách nhiệm ban hành các văn bản, quy chuẩn kỹ thuật
đối với các thiết bị, phương tiện và kỹ thuật thi công và công tác thanh tra, kiểm tra.
Bộ trưởng Bộ
GTVT ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-BGTVT ngày 11/11 /2014 về việc tăng cường
công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), an toàn lao động, vệ sinh môi
trường (VSMT) trong quá trình triển khai thi công các dự án, công trình giao
thông. Theo báo cáo của Bộ GTVT, trong năm 2014 có khoảng 100.000 lao động làm
việc tại các công trình xây dựng giao thông được huấn luyện.
Ngành Công An
có trách nhiệm trong việc xử lư các vi phạm nghiêm trọng khi khởi tố điều tra.
UBND các tỉnh,
thành phố với trách nhiệm quản lý địa bàn, cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo,
triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, huấn luyện, thanh tra, kiểm tra và cả
xử lý các vi phạm ATLĐ trong thi công xây dựng. Ví dụ: Thành phố Hà Nội có văn
bản số 3124/UBND-XDGT ngày 13/5/2015 rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám
sát đảm bảo trật tự ATGT, an toàn lao đông, phòng chống cháy nổ khi thi công dự
án tuyến đường sắt đô thị. Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đă có Chỉ thị số
08/CT-UBND ngày 13/4/2012 về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các qui định quản lý, sử dụng vận hành cần trục tháp trong thi công
xây dựng trên địa bàn thành phố. Văn Phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
Thông báo số 158/TB-VP ngày 14/5/2015, trong đó giao Sở Xây dựng chủ trì thành
lập tổ công tác liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thi công tại các
công trình có sử dụng cẩu tháp thi công: Đối với các cầu tháp có bán kính hoạt
động ngoài phạm vi công trình, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của
nhân dân và công trình lân cận, Sở Xây dựng yêu cầu tạm ngừng hoạt động từ ngày
15/5/2015; Chỉ cho phép những cần cẩu tháp đó hoạt động từ 22 giờ đến 6 giờ sáng
hôm sau và phải đảm bảo có đủ hệ thống cảnh báo, người cảnh giới, hướng dẫn đảm
bảo an toàn giao thông; đồng thời tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn kỹ thuật
của cầu tháp, mới cho phép hoạt động.
Để đảm bảo công
tác ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng đi vào nền nếp, đảm bảo an toàn cho NLĐ thì
sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật của
chủ đầu tư, nhà thầu, NSDLĐ và NLĐ bằng những yêu cầu cụ thể, cần tập trung vào
những nội dung sau:
Một là:
Xây dựng các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Bộ LĐ - TB và
XH, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương và một số địa phương
trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các nhà thầu thi công, nhà thầu giám
sát và các chủ đầu tư và xử lý các sai phạm các quy định về an toàn thi công,
ATLĐ tại các công trình.
Hai là:
Công tác chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn đối với các
công trình của các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới và kế hoạch triển
khai cần có sự phối hợp, phân công trách nhiệm cụ thể nhằm đảm bảo ATLĐ đối với
các công trình xây dựng sử dụng nhiều lao động, thi công trên cao và các công trình
có hạng mục thi công phức tạp có nhiều nguy cơ gây mất ATLĐ ảnh hưởng đến nơi
công cộng và cộng đồng.
Ba là:
Rà soát, đánh giá đầy đủ, đúng Điều kiện về năng lực của các chủ thể tham gia
xây dựng công trình: do đặc thù của công trình có điều kiện thi công phức tạp,
nhiều vị trí đã thi công nhưng gia cố chưa đảm bảo các biện pháp an toàn vì vậy
các chủ thể và cá nhân khi tham gia xây dựng hạng mục này yêu cầu phải có năng
lực và triển khai đầy đủ các biện pháp.
Bốn là:
Yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức lập biện pháp quản lý rủi ro trong suốt quá trình
thi công. Thi công phải đảm bảo an toàn cho cả NLĐ và người dân xung quanh.
Năm
là: Sử
dụng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại các công trình,
dự án trọng điểm, gần các khu dân cư có nguy cơ gây mất an toàn cho người dân,
NLĐ cần phải được lựa chọn người có chuyên môn, kinh nghiệm và được đào tạo an
toàn đầy đủ, phòng ngừa hữu hiệu các nguy cơ mất ATLĐ xảy ra.