Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng
State authority for construction quality inspection

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MICROSURFACING BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

Công nghệ Microsurfacing lần đầu tiên được thí điểm áp dụng vào công tác bảo trì đường bộ tại Việt Nam
Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo tại hiện trường thi công thí điểm công nghệ Microsurfacing. Ảnh: Khánh Linh

Sáng nay (21/12), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã kiểm tra công tác thi công thử nghiệm công nghệ sửa chữa hư hỏng mặt đường QL1 đoạn qua tỉnh Ninh Bình. Đoạn đường này được Vụ Khoa học – Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Công ty Elssamex Maintenane Services Limited (Ấn Độ) phối hợp áp dụng thí điểm thi thử nghiệm công nghệ Microsurfacing.

Công tác bảo trì đường bộ trên các tuyến quốc lộ hiện nay, nhất là quy trình xử lý lún nứt mặt đường, hằn lún vệt bánh xe đang gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, trang thiết bị thi công. Điều này khiến nhiều công trình bảo trì kéo dài thời gian hoàn thiện, chậm tiến độ nghiệm thu bảo trì, phát sinh nhiều chi phí.

Theo ông M.B.Bajule, Giám đốc điều hành Công ty Elssamex Maintenane Services Limited (Ấn Độ), việc ứng dụng công nghệ Microsurfacing đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghệ hỗn hợp Microsurfacing có khả năng sửa chữa khuyết tật bề mặt như bong bật, chảy nhựa; cải thiện độ gồ ghề và hằn lún của mặt đường; làm chậm quá trình ô xy hóa và già hóa mặt đường; ngăn nước xâm nhập vào kết cấu mặt đường; nâng cao sức kháng trượt mặt đường. Quan trọng nhất là quá trình thi công nhanh, thông xe sau khoảng 2 giờ thi công, đảm bảo ATGT tốt.

Công nghệ Microsurfacin được đánh giá là có nhiều ưu điểm trong công tác bảo trì đường bộ. Ảnh: Khánh Linh

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng, áp dụng công nghệ sửa chữa này sau khi đoạn đường có hiện tượng hằn lún, đã dùng máy cào bóc tạo bằng phẳng, theo dõi một thời gian không còn hằn lún nữa, chống thẩm thấu và đảm bảo độ bằng phẳng thì có nhiều ưu điểm.

“Đây là công nghệ trên thế giới nhiều nước đã áp dụng, nay đưa vào thử nghiệm thí điểm tại Việt Nam, sau đó cần đánh giá khả năng áp dụng đại trà rộng rãi trong cả nước. Vấn đề là cần phải hạ giá thành sản phẩm”, Thứ trưởng Thọ nói.

Ông Hoàng Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ (Bộ GTVT) cho biết tại Việt Nam, công nghệ này cũng đã được thí điểm trên cả hai loại tuyến đường có lưu lượng xe thấp và xe cao như QL1 đoạn qua tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Hòa Bình.

“Bộ GTVT đang cho tiến hành thí điểm với yêu cầu sử dụng vật liệu trong nước để đảm bảo ngoài công nghệ tốt, giá thành phải hợp lý. Mặc dù ở nước ngoài đã có tiêu chuẩn nhưng muốn đưa vào ứng dụng ở ta thì cần xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ông Hà cho biết thêm.


Theo Báo giao thông

1620

Ý kiến

Chưa có ý kiến

Họ tên:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Tiêu đề:
Nội dung:
Chung cư Vinh Chợ nhà đất Vinh GRUUSOFT